Đối với sản xuất nông nghiệp, một trong những "nút thắt” lớn nhất là đầu ra ổn định cho nông sản. Do đó, việc hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ nông sản của ngành chức năng, các cấp chính quyền có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).  


Nhiều sản phẩm nông nghiệp của huyện Đà Bắc được giới thiệu, quảng bá tại Hội chợ triển lãm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Đà Bắc năm 2024. 

Tối 26/11, tại huyện Đà Bắc đã khai mạc Hội chợ triển lãm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào DTTS&MN. Hội chợ được tổ chức trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN năm 2024. Sự kiện đã thu hút nhiều sản phẩm OCOP, đặc sản của các vùng miền trong tỉnh, đặc biệt là nông sản của bà con tại các xã trong huyện vùng cao Đà Bắc.

Mang đến hội chợ cam, khoai sọ và một số nông sản địa phương, chị Đinh Thị Chính, xã Cao Sơn phấn khởi khi được người dân đánh giá cao. Chỉ sau khoảng thời gian ngắn khai mạc hội chợ, khoai sọ và cam trong gian hàng của chị Thuỷ đã "cháy hàng”. Khoai sọ Cao Sơn được trồng nhiều ở các xóm Sưng, Bai. Đây là hai xóm có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp nên khoai bở, chất lượng thơm ngon. Chị Chính chia sẻ: Những năm được mùa, sản lượng khoai sọ của Cao Sơn hàng chục tấn, giá 25 - 30 nghìn đồng/kg. Như năm nay, khoai sọ đang bán giá 25 nghìn đồng/kg. Đối với một số khách quen đánh giá cao chất lượng của khoai sọ Cao Sơn vì bở, thơm. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ vẫn chủ yếu là chợ đầu mối ở thành phố Hoà Bình, đầu ra còn bấp bênh. Do đó, việc hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm như tại hội chợ này rất có ý nghĩa.


Dong riềng được trồng tại xã Cao Sơn (Đà Bắc) - sản phẩm có chất lượng cao nhưng hiệu quả kinh tế chưa bền vững do đầu ra bấp bênh. 

Bên cạnh khoai sọ, xã Cao Sơn còn có một số sản phẩm nông nghiệp giá trị kinh tế cao như: dong riềng, chè shan tuyết. Tuy nhiên, việc tiêu thụ những sản phẩm này vẫn nhiều khó khăn, cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền trong quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
 
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp dịch vụ và cung ứng thực phẩm huyện Đà Bắc (xã Tú Lý) được thành lập tháng 7/2023 với ngành nghề chính là trồng rau, đậu các loại. Các sản phẩm của HTX được sản xuất theo hướng hữu cơ trong hệ thống nhà màng, cung cấp cho các bếp ăn trường học và các đơn vị khác ngoài tỉnh. Nhờ sự ra đời của HTX, các hộ trồng rau lâu năm đã liên kết với nhau để sản xuất sản phẩm sạch. Chị Lường Thị Tâm, xóm Cháu, xã Tú Lý, thành viên của HTX chia sẻ: Gia đình đã duy trì nghề trồng rau lâu năm nhưng chủ yếu tiêu thụ ở chợ nhỏ lẻ, có năm được giá nhưng có năm bán rất rẻ. Từ khi trở thành thành viên của HTX, với nhiều hơn các kênh tiêu thụ sản phẩm nên hiệu quả kinh tế ổn định hơn. Hiện nay, HTX đang tích cực quảng bá, giới thiệu để sản phẩm đến được nhiều người tiêu dùng hơn. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của các cấp chính quyền. 

Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Đà Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Mường, Dao, Tày, Thái. Chính nhờ sự đa dạng này mà các sản phẩm nông nghiệp của huyện mang giá trị rất riêng biệt. Trên địa bàn huyện có một số sản phẩm nổi tiếng như: gạo nếp nương, gạo J02, rượu hoẵng, thịt lợn bản địa, gà đồi, chè shan tuyết, hay những món ăn đậm bản sắc dân tộc như xôi nếp nương, thịt gà măng chua, thịt trâu gác bếp, cá đồ. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương, hỗ trợ xây dựng chuẩn hoá các sản phẩm OCOP. Qua đó, giúp người dân nâng cao thu nhập, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế. 

Viết Đào

Các tin khác


Xóm Bưng 2 giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Trong ngôi nhà nhỏ của ông Bùi Văn Lương ở xóm Bưng 2, xã Thu Phong (Cao Phong) bày la liệt mâm truyền thống, bồ đựng chăn màn, mâm đựng xôi, rổ… đã được hoàn thiện tinh xảo, đẹp mắt, chắc chắn.

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Mường

Người Mường có tổng dân số trên 1,4 triệu người, tập trung chủ yếu tại tỉnh Hòa Bình với trên 500 nghìn người, chiếm trên 63% dân số toàn tỉnh. Việc đẩy mạnh truyền dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội... Qua đó, góp phần thực hiệu hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xã Mỹ Thành đổi thay nhờ chính sách dân tộc 

Với 99% dân số là người Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) đã và đang được hỗ trợ triển khai thực hiện các chương trình, dự án đối với vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Nổi bật là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Quan tâm phát triển văn hoá, thông tin và truyền thông vùng dân tộc thiểu số

Tỉnh Hòa Bình có 74,31% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS). Mỗi dân tộc có truyền thống, bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm phát triển văn hoá, thể thao, thông tin và truyền thông, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào.

Huyện Lạc Thuỷ xây dựng hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số vững mạnh

Những năm qua, các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ cùng sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc huyện Lạc Thủy đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Huyện đặc biệt quan tâm xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên người dân tộc thiểu số (DTTS) vững mạnh, tạo sự đồng thuận, đoàn kết hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Đổi thay xóm Rãnh 

Xóm Rãnh, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc có 164 hộ, 675 nhân khẩu, trên 70% là người dân tộc Dao. Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nỗ lực của người dân, diện mạo xóm Rãnh đã đổi thay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục