Những năm qua, huyện Kim Bôi quan tâm thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Nhờ được tham gia các lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nông dân xã Kim Lập (Kim Bôi) có thêm kinh nghiệm phát triển mô hình trồng chuối tiêu hồng cho hiệu quả kinh tế khá.
Từ năm 2021-2024, Hội Nông dân huyện Kim Bôi chú trọng công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân các dân tộc ở các cơ sở hội tham gia phát triển kinh tế tập thể. Các mô hình phát triển kinh tế tập thể tăng cả số lượng và quy mô, hoạt động hiệu quả, có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong 3 năm, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã hướng dẫn, hỗ trợ hội viên thành lập 9 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 5 tổ hợp tác, 5 chi hội nghề nghiệp, 10 tổ hội nghề nghiệp.
Cùng với đó, nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo theo tiêu chí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện chú trọng và tập trung nguồn lực mở các lớp đào tạo nghề. Từ năm 2021 đến nay, toàn huyện đã tổ chức 138 lớp đào tạo nghề cho trên 4.000 lượt người, trong đó các cấp Hội Nông dân huyện đã phối hợp tổ chức gần 40 lớp đào tạo nghề cho trên 1.200 lượt hội viên nông dân các dân tộc trên địa bàn.
T.H
Theo UBND huyện Kim Bôi, giai đoạn 2019-2024, huyện từng bước đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.
Những năm qua, với sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã có những bước tiến rõ rệt. Người dân đang tiếp tục nỗ lực, quyết tâm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Giai đoạn 2019-2024, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi huyện Lạc Thủy được tiếp cận hầu hết các chương trình tín dụng chính sách do Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện triển khai.
Tranh thủ nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), huyện Tân Lạc đã thực hiện nhiều cách làm hay để giảm nghèo bền vững, trong đó có phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng. Nhờ đó, đời sống của người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh theo từng năm.
Mỗi năm trôi qua, số triệu phú, tỷ phú là nông dân xuất hiện ngày một nhiều ở đất Mường. Cùng với sự đồng hành của các cấp HND trong tỉnh, nhiều hộ hội viên nông dân đã biết chắt chiu, tận dụng từng cơ hội để phát triển kinh tế, làm giàu cho mình và xây dựng quê hương. Một trong số nhiều nông dân đó tại địa bàn huyện Kim Bôi là ông Triệu Văn Bình – triệu phú nông dân người dân tộc Dao đầu tiên của xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn.
Đối với sản xuất nông nghiệp, một trong những "nút thắt” lớn nhất là đầu ra ổn định cho nông sản. Do đó, việc hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ nông sản của ngành chức năng, các cấp chính quyền có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).