(HBĐT) - Sau cơn bão số 2, toàn tỉnh đã ghi nhận 2 trường hợp chết do mưa lũ, 1 trường hợp khác bị thương. Yếu tố chủ quan của người dân trong phòng - chống lũ bão là nguyên nhân chính để xảy ra hậu quả đau lòng.


Vào khoảng 18 giờ ngày 8/7, anh Trần Trọng Đức, sinh năm 1989 ở xóm Vé, xã Tân Vinh (Lương Sơn) cùng anh Trịnh Đức Tiệp, sinh năm 1988 thôn Chi Nê, xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) trên đường đi làm từ trong đồi thuộc khe suối Vòng, xóm Đồng Bưởi, xã Trường Sơn đã liều qua suối trong khi lũ suối từ đầu nguồn đổ về cuồn cuộn. Đây là nguyên do anh Tiệp bị lũ suối cuốn trôi.


Sau khảo sát của Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh, hàng chục hộ dân ở xóm Mó La, xã Tu Lý (Đà Bắc) trong vùng có nguy cơ sạt lở đất và lũ quét cao được tuyên truyền, cảnh báo về tình trạng mất an toàn.

Ngay khi xảy ra sự việc, các cơ quan chức năng của huyện cùng nhân dân các xóm: Đồng Bưởi, Chanh huy động 200 người tham gia tìm kiếm cứu nạn. Thi thể anh Tiệp được tìm thấy tại khu vực suối Vòng, cách địa điểm xảy ra tai nạn khoảng 500 m vào 23h cùng ngày.

Tiếp đó vào rạng sáng 10/7, người dân 2 xã Nhuận Trạch, Tân Vinh phát hiện thêm thi thể nạn nhân đuối nước là anh Nguyễn Mạnh Cương, sinh năm 1997, trú tại xóm Trại Hòa, xã Hợp Hòa (Lương Sơn) tại vị trí ngầm Rái, xã Nhuận Trạch cùng phương tiện xe máy tại ngần Hùng Sơn, xã Tân Vinh, cách vị trí tìm thấy thi thể khoảng 400 m. Nguyên nhân ban đầu xác định vào tối ngày 8/8, khi cố tình vượt ngầm Hùng Sơn trong lúc nước lũ tại ngầm dâng cao, anh Nguyễn Mạnh Cương đã bị lũ sông Bùi cuối trôi.

Trên đây là những minh chứng cụ thể, gần đây cho thấy sự chủ quan, thiếu cảnh giác đề phòng thiên tai của người dân trong mùa mưa lũ. Thực tế ở các năm trước đã có không ít những trường hợp bị lũ cuốn, đuối nước khi tự ý đi qua các sông, suối, ngầm tràn thời điểm mực nước lũ dâng cao như trường hợp anh Bùi Văn Tuẩn, sinh năm 1985 ở xã Văn Sơn khi vượt lũ ngầm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã bị cuốn mất tích vào thời điểm tháng 8/2016. Cũng tại vị trí ngầm Hùng Sơn, xã Tân Vinh (Lương Sơn) vào mùa mưa lũ năm 2016 do chủ quan xuống tắm khi lũ sông Bùi về, hậu quả 2 nạn nhân bị chết đuối.

Các diễn biến chủ quan khác từ phía người dân cũng không hiếm gặp trên thực tế như đi ra đường trong lúc xảy ra sấm sét, mưa giông, lũ lớn. Cách đây ít năm, có 1 trường hợp ở xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã bị sét đánh tử vong. Thời điểm tháng 5 vừa qua, 1 người ở xóm Ngành, xã Tiến Sơn (Lương Sơn) khi đi rừng đã bị sét đánh nhưng may mắn thoát chết. Về nạn nhân đuối nước, mất tích khi chủ quan vượt lũ kể từ năm 2010 đến nay đã ghi nhận hàng chục người… Bên cạnh đó, nhiều nhà dân, hộ dân sinh sống ở khu vực ven sông, suối, các chân đồi, núi dễ xảy ra nguy cơ sạt lở đất, đá, lũ ống, lũ quét gây mất an toàn và hậu quả khó lường, nhất là ở một số địa phương như Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu.

Đồng chí Trần Quốc Toản, Chi cục trưởng Chi cục PCTT & TKCN cho biết: Với đặc điểm địa hình, trên địa bàn hiện nay còn nhiều ngầm tràn bắc qua sông, suối. Mùa mưa lũ đến, mặc dù các ngầm này đều đã lắp đặt cột đo mực nước, biển cảnh báo nguy hiểm, nhiều địa phương cắt cử lực lượng túc trực 2 bên cầu, ngầm làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn, ngăn không cho người đi lại vào ngày xảy ra lũ lớn nhưng trường hợp đuối nước, bị lũ cuốn trôi vẫn xảy ra. Để nâng cao ý thức cảnh giác, hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro của thiên tai, mưa lũ, đặc biệt lưu ý người dân không ra sông, suối tắm, bơi, không tham gia giao thông trên các ngầm tràn vào thời điểm mưa lũ lớn, nước tràn mặt ngầm. Với hộ dân sinh sống tại vùng nguy cơ cần khẩn trương di dời đến nơi an toàn khi mưa lũ đến, phòng, tránh nguy cơ tai nạn rủi ro do yếu tố thiên tai. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình mưa bão để đề phòng, có biện pháp chủ động, kịp thời ứng phó.

Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục