(HBĐT) - Sau đau thương, mất mát là tình người, sự sẻ chia - đó là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam và truyền thống đó luôn hiện hữu ở mọi thời đại. Đó là cảm nhận của riêng tôi khi được chứng kiến các hoạt động khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh ta do hoàn lưu áp thấp nhiệt đới gây ra từ ngày 9-12/10/2017. Không phải tất cả nhưng có thể khẳng định rằng: người người đã chung tay, góp sức và thật thú vị khi thấy facebook cũng là phương tiện kết nối những tấm lòng thiện nguyện.


Các thành viên nhóm thiện nguyện chuyển nhu yếu phẩm đến người dân xã Đồng Ruộng (Đà Bắc).

 

Trở về sau chuyến tặng quà các nạn nhân bị sập nhà, mất người thân do sạt lở đất tại xã Phúc Sạn (Mai Châu) và xóm Khanh, xã Phú Cường (Tân Lạc), tôi nhận cuộc gọi từ một người bạn: Sáng mai cùng chúng tôi đi tặng quà bà con vùng lũ xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) nhé! Chúng tôi đã vận động được trên 40 triệu đồng tiền mặt, gạo, mì, sữa, nước mắm, dầu ăn và các vật dụng thiết yếu để ủng hộ bà con…! Thực sự tôi rất muốn đồng hành cùng các bạn trong nhóm thiện nguyện nhưng không thể vì điều kiện công việc.

Hai ngày sau, bạn tôi trở lại và kể về chuyến đi cứu trợ đồng bào vùng lũ - gian nan nhưng nặng tình, nặng nghĩa. Đoàn xuất phát 5h và cập bến vào 17h30’ tại cảng Bích Hạ. Chiếc tàu thủy khá cồng kềnh chở theo 22 thành viên, trong đó có 6 nam và 12 nữ.

Khá ngạc nhiên vì tỷ lệ nữ áp đảo, tôi đặt câu hỏi: - Đi vào vùng thiên tai, khó khăn, hiểm trở nhưng nam giới lại là "mì chính cánh”?!

Đúng vậy, vì nhóm thiện nguyện được thành lập bởi các cô giáo đang công tác tại Phòng GD&ĐT và một số trường mầm non, tiểu học, THCS… của huyện Kỳ Sơn. Phương tiện kết nối của họ là facebook.

Theo lời giới thiệu của người bạn, tôi tìm đến địa chỉ facebook của trưởng nhóm Nguyễn Thị Ngọc Linh, cô giáo mầm non đang công tác ở xã vùng cao Độc Lập, huyện Kỳ Sơn: Trong một status được đăng chiều ngày 16/10, Ngọc Linh viết: "Những người thân yêu, các bạn của Linh thân mến! Những ngày qua, nhiều nơi trên mảnh đất Hòa Bình thân yêu của chúng ta phải oằn mình hứng chịu thiên tai. Nhiều gia đình mất nhà cửa, người thân… Hiện tại, chúng tôi đang lập nhóm thiện nguyện quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Trước mắt, chúng tôi xin kêu gọi ủng hộ về quần áo, lương thực hoặc tiền mặt để đến với Đà Bắc. Rất mong bạn bè, người thân hãy sẻ chia tấm lòng, chung tay giúp đỡ bà con vượt qua cơn khốn khó này! Mọi tấm lòng xin liên hệ số điện thoại 0985021xxx hoặc chuyển tiền mặt qua tài khoản 300521500xxx. Xin chân thành cảm ơn”!

Hai ngày sau đó, ngày 18/10, trên trang facebook của chị Nguyễn Lan Hương, kế toán trường THCS Dân Hạ - Kỳ Sơn đăng tải status: Cảm thấy có động lực - cùng với 9 người khác. Trong đó, lên kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm và thành phần tham gia hoạt động thiện nguyện trao quà cho người dân xã Đồng Ruộng - Đà Bắc bị thiệt hại sau mưa lũ.

Kết nối bằng facebook, các thành viên tham gia ủng hộ chủ yếu là bạn bè, người thân, đồng nghiệp, nhưng trong 3 ngày, nhóm thiện nguyện đã huy động sự ủng hộ của trên 500 người. Số tiền quyên góp không lớn (50.000 - 500.000 đồng/người), nhưng với lượng người ủng hộ đông đảo nên khoản tiền quyên góp được lên tới khoảng 50 triệu đồng. Trên trang facebook của chị Nguyễn Lan Hương, đăng tải vào ngày 18/10 đã công khai nguồn kinh phí quyên góp được và cách thức sử dụng nguồn kinh phí để công tác hỗ trợ đồng bào vùng lũ được hiệu quả. Thông qua các thành viên ở huyện Đà Bắc, nhóm thiện nguyện đã kết nối với đồng chí Quách Công Lâm, Chủ tịch UBND xã Đồng Ruộng để được hỗ trợ về nhân lực (ĐV-TN, lực lượng dân quân tự vệ của xã) cùng nhóm thiện nguyện chuyển hàng hóa nhu yếu phẩm đến các hộ ở các xóm: Hày, Hồm, Cửa Chông, Thượng và xóm Hạ.

Ngày chủ nhật 22/10/ 2017, khi mặt trời trưa rạng, nhóm thiện nguyện đã lên đường hướng con tim, tấm lòng về bà con vùng lũ Đồng Ruộng - Đà Bắc. Một tuần sau lũ, một số xóm của xã Đồng Ruộng vẫn bị cô lập. Không có đường, thành viên của nhóm và các ĐV-TN, dân quân tự vệ xã Đồng Ruộng phạt cây, rẽ cỏ mà đi để được tận tay trao tiền, quà, nhu yếu phẩm đến từng hộ gia đình.

Kết thúc chuyến đi, nhóm trưởng Ngọc Linh tiếp tục chia sẻ trên facebook hình ảnh vùng lũ tan hoang và hoạt động của nhóm thiện nguyện trong chuyến đi này.

Chuyến đi đầy ý nghĩa! Cảm ơn tất cả mọi người đã chung tay và đồng hành với đoàn mang đến tận tay 59 hộ dân của xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc 1,4 tấn gạo, hơn 40 triệu đồng cùng nhiều vật dụng thiết yếu khác.

Trong số những dòng coment, có rất nhiều bạn là công dân của huyện Đà Bắc - nơi có nhiều xóm, xã chìm sâu trong thiệt hại vì mưa lũ. Họ gửi lời cảm ơn, lời chúc tốt đẹp nhất tới những người đã kết nối những tấm lòng thiện nguyện để chia sẻ mất mát, đau thương với người dân vùng lũ.


Lam Nguyệt

 


Các tin khác


Kỷ luật hơn 30 cán bộ dùng bằng giả để thăng tiến

Tỉnh Đắk Nông đã phát hiện, xử lý hơn 30 trường hợp cán bộ sử dụng văn bằng giả nhằm hợp thức hóa hồ sơ để được bổ nhiệm.

Chuyển biến trong công tác bình đẳng giới

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Cao Phong khẳng định: Qua 10 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới (BĐG) 2007- 2017 trên địa bàn huyện Cao Phong đã có nhiều chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động, thông qua sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, vai trò tham mưu của cơ quan chức năng, sự vào cuộc của các cấp, ngành từ huyện đến cơ sở. Các nội dung của Luật BĐG, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược, Chương trình quốc gia về BĐG và vì sự tiến bộ phụ nữ đã được triển khai phù hợp với điều kiện KT-XH của huyện. Ghi nhận những kết quả đã đạt được trong thực hiện công tác BĐG, vừa qua, huyện Cao Phong được UBND tỉnh tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật BĐG.

Huy động nguồn lực xã hội chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 20, ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về việc "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em (CS,GD&BVTE) trong tình hình mới”, những năm qua, các cấp ủy Đảng trong tỉnh đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, đoàn thể triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác CS, GD&BVTE. Trong đó, ngành LĐ-TB&XH đóng vai trò chủ đạo trong công tác tham mưu triển khai thực hiện. Hằng năm, ngành đã tham mưu, đề xuất với UBND các cấp triển khai các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho trẻ em; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều hoạt động nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để trẻ em được chăm sóc, phát triển toàn diện.

Cấp thiết di dời 34 hộ dân xã Lạc Sỹ đến nơi an toàn

(HBĐT) - "Mưa to như trút nước, lũ đổ về nhanh. Căn nhà của chúng tôi bị dòng nước dữ tàn phá chân cột, đổ siêu vẹo, nghiêng ngả. Chỉ trong thời gian ngắn, nước lũ đi qua khiến căn nhà đổ sập hoàn toàn”. Đó là chia sẻ của anh Bùi Văn Ban ở xóm Hạ 2, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) khi chứng kiến ngôi nhà của mình bị nước lũ phá hủy. Không chỉ riêng hộ anh Ban, hiện nay, trên địa bàn xã Lạc Sỹ còn 33 hộ dân nằm trong khu vực đặc biệt nguy hiểm cần được di dời đến nơi an toàn.

“Phao cứu sinh”cho người lao động

(HBĐT) - Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở LĐ-TB&XH ngoài nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ việc làm cho người lao động còn có nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đối với người lao động. Từ khi triển khai đến nay, chính sách BHTN dần đi vào cuộc sống, trở thành "phao cứu sinh” cho người lao động. Vì vậy, BHTN ngày càng được nhiều người lao động lựa chọn.

Việc khắc phục hậu quả sự cố y khoa đảm bảo hợp với đạo lý và đúng quy định của pháp luật

(HBĐT) - Đã gần 6 tháng sau khi xảy ra sự cố ý khoa đặc biệt nghiêm trọng ngày 29/5/2017 tại Đơn nguyên Thận nhân tạo, Khoa hồi sức tích cực - BVĐK tỉnh làm 8 bệnhg nhân tử vong, nhưng đến nay việc khắc phục hậu quả vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục