(HBĐT) - Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, 140 cán bộ quản lý dạy nghề, 407 giáo viên và người dạy nghề. Trong giai đoạn 2010-2017 có 10 nghề nông nghiệp, 20 nghề phi nông nghiệp đã được phê duyệt định mức hỗ trợ chi phí đào tạo.


Cơ sở sản xuất chổi chít ở xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) giải quyết việc làm cho gần 20 lao động với thu nhập bình quân đạt trên 2 triệu đồng/người/tháng.

 

Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong 5 năm 2012-2017 tỉnh đã bố trí tổng kinh phí 87.427 triệu đồng cho các hoạt động của đề án. Toàn tỉnh đã tổ chức 852 lớp dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho 25.734 lao động, tỷ lệ lao động nông thôn học xong có việc làm đạt trên 74%. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng được nâng cao về chất lượng, hướng đến học nghề gắn với việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động, thu nhập cho khu vực nông thôn.

Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn gồm 5 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện, 4 trung tâm dạy nghề thuộc các hội, đoàn thể, 2 trung tâm dạy nghề tư thục, 16 cơ sở có dạy nghề và 210 trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn. Cùng với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên dạy nghề, các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn bố trí cán bộ theo dõi, phụ trách về công tác về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề. Trong những năm qua, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã huy động 64 nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tham gia dạy nghề. Nhằm nâng cao chất lượng công tác theo dõi, quản lý dạy nghề tại địa phương, ngành LĐ-TB&XH đã mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm việc làm cho người lao động cho 1.518 lượt người; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho 189 giáo viên, cán bộ quản lý. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo tổ chức tự đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên.

Với phương châm "chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề”, hàng năm, các huyện, thành phố, các cơ sở đào tạo rà soát nhu cầu học nghề, việc làm trên địa bàn làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các sở, ngành, tổ chức chính trị-xã hội tích cực phối hợp trong công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Trong 5 năm qua, ngành GD&ĐT đã tổ chức các lớp đào tạo nghề cho trên 1,1 triệu lượt người. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh mở 27 lớp nghề cho 828 học viên, phối hợp tổ chức 319 lớp dạy nghề cho trên 10 nghìn phụ nữ về trồng rau an toàn, chăn nuôi gà, lợn, chẻ tăm mành, làm chổi chít, làm hương. Hội Nông dân các cấp trực tiếp mở 264 lớp dạy nghề cho 6.123 lượt hội viên, phối hợp tổ chức 423 lớp dạy nghề cho trên 18,3 nghìn lượt hội viên học các nghề trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng cây có múi, sửa chữa máy nông nghiệp... Nhiều mô hình phi nông nghiệp hiệu quả tại các huyện, thành phố được tập trung nhân rộng trên địa bàn tỉnh như đào tạo nghề may công nghiệp theo vị trí việc làm tại Công ty may Việt Hàn, nghề thêu dệt thổ cẩm tại HTX Vọng Ngàn (Tân Lạc), HTX thổ cẩm du lịch Chiềng Châu (Mai Châu), nghề chổi chít xuất khẩu... Các mô hình dạy nghề nông nghiệp được nhân rộng và phát triển mạnh, đặc biệt mô hình dạy kỹ thuật trồng, chăm sóc cây có múi tại các huyện Cao Phong, Tân Lạc mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nhiều hộ thoát nghèo, làm giàu sau khi được học nghề.

Sau 5 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong 25.734 người được dạy nghề có 13.558 người được hỗ trợ học nghề nông nghiệp (chiếm 52,6%), 12.176 người được hỗ trợ học nghề phi nông nghiệp (chiếm 47,4%), 433 người khuyết tật được hỗ trợ học nghề, 930 người thuộc hộ nghèo, 99 người thuộc hộ cận nghèo và nhiều đối tượng khác. Đã có 19.043 người có việc làm hoặc vẫn làm nghề cũ nhưng năng suất, thu nhập cao hơn. Trong đó, 3.828 người được doanh nghiệp tuyển dụng, chủ yếu là nghề may công nghiệp, hàn; 4.441 người được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm, chủ yếu là các nghề TTCN như chổi chít, mây - giang đan xuất khẩu, thêu, dệt thổ cẩm; 13.358 người tiếp tục làm nghề cũ, chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Hàng năm, số người có nhu cầu và đăng ký học nghề đều tăng, từ chỗ người dân học theo phong trào, học cho biết đã thay đổi nhận thức học nghề để giải quyết việc làm, nắm vững KH-KT ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, tạo năng suất, thu nhập cao hơn. Từ đó góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giảm nghèo bền vững ở khu vực nông thôn.

 

Hà Thu


 


Các tin khác


Xử lý nạn bạo hành trẻ em: Luôn gặp khó khăn khi thu thập chứng cứ

Liên tiếp các vụ việc trẻ bị bạo hành được phát hiện trong những ngày qua, từ Điện Biên đến Hà Nội, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang… khiến dư luận không chỉ bức xúc mà phẫn nộ.

Kim Bôi: Khai trương cửa hàng giới thiệu và bán thực phẩm an toàn

(HBĐT) - Ngày 6/12, tại thị trấn Bo, huyện Kim Bôi đã tổ chức khai trương cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm thực phẩm an toàn. Việc ra mắt cửa hàng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng trên địa bàn.

Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Quỹ đất tỉnh An Giang dùng bằng giả

Theo nguồn tin của bạn đọc Báo Nhân Dân, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang - Lê Thành Được đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả để thi tuyển và tốt nghiệp Đại học. Tuy nhiên, sau khi sự việc bị phát hiện, ông Được đã thi lại tốt nghiệp THPT hệ bổ túc văn hóa (ba năm sau khi tốt nghiệp ĐH), nhưng vẫn sử dụng bằng đại học để thăng tiến.

Huyện Lạc Thủy đẩy mạnh cải cách hành chính

(HBĐT) - Không phải đợi đến khi Trung tâm Hành chính công của huyện đi vào hoạt động vào ngày 11/7/2017 mà trong những năm qua, việc giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) thông qua mô hình "một cửa” ở huyện Lạc Thuỷ đã đem lại sự hài lòng cho người dân khi đến giao dịch, thực hiện các TTHC liên quan.

Dấu hỏi lớn trong việc Yên Bái xử lý vụ “biệt phủ” sai phép

Dư luận cho rằng, việc xử phạt hành chính để cho "biệt phủ” ở Yên Bái tồn tại là không thuyết phục, và còn nhiều câu hỏi cần phải làm rõ.

Xây dựng Hòa Lạc thành đô thị vệ tinh lớn nhất của Hà Nội

Theo quy hoạch đến năm 2030, đô thị Hòa Lạc là đô thị vệ tinh lớn nhất trong số 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội, có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển của thủ đô Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục