(HBĐT) - "Đang chuẩn bị cho hai cháu ngoại đi ngủ thì tôi nghe thấy tiếng đá lăn từ trên núi vọng xuống. Tim tôi đập nhanh, người run bần bật. Không kịp chạy, tôi nằm bẹp xuống sàn nhà ôm hai cháu nhỏ vào lòng và cầu nguyện”. Những lời tâm sự của chị Vì Thị Thuộc ở xóm Nghẹ, xã Vạn Mai (Mai Châu) còn đầy hoang mang, lo sợ trước sự cố đá lăn diễn ra tối 4/12 vừa qua. Hiện nay, xóm Nghẹ còn khoảng 30 hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm cần được di chuyển đến nơi an toàn.
Đá lăn làm thủng tường, sập bếp gia
đình chị Vì Thị Thuộc, xóm Nghẹ, xã Vạn Mai (Mai Châu).
Khoảng 21h ngày 4/12, một khối đá lớn lăn từ
trên núi Phà Loòng xuống căn nhà của chị Vì Thị Thuộc ở xóm Nghẹ, xã Vạn Mai.
Trong quá trình lăn đã vỡ thành nhiều tảng nhỏ làm thủng tường nhà, sập bếp và
chuồng trại chăn nuôi bị hư hỏng nặng. Khối đá nặng nhất có thể tích khoảng 1
m3 lăn thẳng vào nhà nằm cách giường con gái chị Thuộc khoảng 2 m. Rất may khi
xảy ra sự việc, 4 người trong gia đình chị Thuộc đang ngủ ở những vị trí khác
nhau nên không xảy ra thương tích, thiệt hại về người. Ngay sau khi vụ việc xảy
ra, chính quyền xã đã có mặt kịp thời đưa gia đình chị Thuộc đến nơi an toàn và
bố trí lực lượng khắc phục hậu quả thiên tai.
Cùng cán bộ UBND xã Vạn Mai, chúng tôi đến xóm Nghẹ,
khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng đá lăn trong thời gian gần đây. Theo
quan sát của chúng tôi, hiện nay có khoảng 30 hộ dân xóm Nghẹ sinh sống tại khu
vực chân núi Phà Loòng, dọc tuyến QL 15, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng của đá lăn.
Theo các hộ dân sinh sống tại khu vực này cho biết, núi Phà Loòng có độ cao
khoảng 200 m, dốc thẳng đứng và có nhiều khối đá tảng. Trong khoảng thời gian 3-4
năm trở lại đây, tình trạng đá lăn vẫn thường xuyên xảy ra làm thiệt hại về tài
sản, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân. Trong đó, hộ gia đình các ông: Khà Văn
Sún, Ngần Văn Thà trước kia cũng bị đá lăn làm hư hỏng nhà cửa, chuồng trại,
rất may không có thương vong. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đá lăn, đá lở
là do biến đổi khí hậu, địa chất thay đổi, mưa nhiều khiến các tảng đá bị xói
mòn.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Hà Thị Chiến ở xóm Nghẹ cho
biết: "Từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ 5 đá lăn xuống nhà dân trong xóm.
Cách đây chừng nửa tháng, đá lăn vào ban đêm cũng làm sập chuồng bò của gia
đình tôi. Hôm nào mưa lớn thì nguy cơ đá lăn nhiều hơn. Trước thực trạng trên,
chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng sớm có biện pháp khắc phục giúp bà
con an toàn về tính mạng, yên tâm sinh sống, phát triển kinh tế.
Để hạn chế tối đa xảy ra hiện tượng đá lăn, chính
quyền xã đã tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ khu vực núi Phà Loòng, đặc biệt
là các điểm có đông người dân sinh sống phía bên chân núi. Kịp thời xử lý các
khối đá có nguy cơ lăn bằng phương pháp đập nhỏ. Tại khu vực chân núi, nơi các
hộ dân sinh sống trồng nhiều cây xanh nhằm tạo ra vật cản những tảng đá lăn.
Đồng chí Khà Văn Sảnh, Chủ tịch UBND xã Vạn Mai cho
biết: "Theo thống kê, rà soát của chính quyền xã, hiện nay, các hộ dân sinh
sống tại xóm Nghẹ, Lọng, Khàn nằm trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của đá
lăn. Trong đó có khoảng 30 hộ dân xóm Nghẹ nằm trong khu vực đặc biệt nguy
hiểm. Hiện nay, chính quyền xã đã chỉ đạo các lực lượng phối hợp thực hiện các
biện pháp khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống nhân dân. Đề nghị các ngành chức
năng trong thời gian sớm nhất, xem xét hỗ trợ, giúp đỡ người dân di chuyển đến
nơi ở mới. Đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng và tài sản của nhân dân.
Đức Anh
(HBĐT) - Sáng 15/12, Bộ TT-TT đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm triển khai thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ bưu chính công ích. Đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành.
(HBĐT) - Sáng 15/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác giúp đỡ các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2014-2017 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2018-2020. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Dậu, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện và đồng chí Nguyễn Vũ Chi, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn đã có buổi tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với các hộ kinh doanh tại chợ cũ thị trấn Lương Sơn về những vấn đề liên quan đến quá trình di chuyển chợ.
(HBĐT) - Trước tình trạng xảy ra tai nạn thương tích trong trường học và đuối nước ở lứa tuổi HS, SV ở một số tỉnh thành, ngày 30/11/2017, Bộ GD&ĐT đã có Công văn số 5675 và ngày 12/12/2017, Sở GD&ĐT đã có Công văn số 2473 về việc " tăng cường phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, học sinh sinh viên”.
Đó là nhận định và đề xuất của ông Đặng Hoài Dũng, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh An Giang, nguyên Phó Chủ tịch UBND, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang. Theo ông Dũng, không có một lý do nào để bào chữa cho một người sử dụng bằng giả, bằng dởm THPT để làm căn cứ thi đầu vào và được cấp bằng đại học. Bằng cấp đó đã sai từ ngày đầu nhập học thì người học sẽ không thể được công nhận kết quả học và tốt nghiệp được.
Nằm trong dự án xây dựng 186 cầu treo dân sinh ở miền núi phía bắc, miền trung và Tây Nguyên, cầu treo Bản Phướng, ở xã Cao Thượng, huyện Ba Bể (Bắc Cạn) được xây dựng từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn dở dang, nhà thầu nợ nần khiến chính quyền địa phương và người dân bức xúc.