(HBĐT) - Được sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tết Mậu Tuất 2018, LĐLĐ tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ người lao động như: thăm hỏi, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn, lao động thất nghiệp hoặc đang bị bệnh hiểm nghèo... Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiền lương, tiền thưởng, các chế độ, chính sách đối với đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức chương trình "Tết sum vầy” cho người lao động. Đây là năm thứ 2 chương trình "Tết sum vầy” được LĐLĐ tỉnh tổ chức ở quy mô cấp tỉnh tại Quảng trường Hòa Bình nhằm giúp công nhân lao độõng (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn vui đón Tết cổ truyền sum vầy, đầm ấm, hạnh phúc.


Công nhân lao động thi gói bánh chưng trong chương trình "Tết sum vầy” 2018 do LĐLĐ tỉnh phối hợp tổ chức. 

Đồng chí Bùi Tiến Lực, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết: Chương trình "Tết sum vầy” 2018 gồm phần lễ và hội. Phần lễ gồm văn nghệ chào mừng, trao Kỷ niệm chương ghi nhận 13 doanh nghiêp đã quan tâm chăm lo đời sống của người lao động, 560 suất quàcho người lao động có hoàn cảnh khó khăn (mỗi suất từ 350.000 đến 1 triệu đồng), trao 200 vé xe cho người lao động về quê ăn Tết. Phần hội với chủ đề "Không gian chiều cuối năm”, gồm giao lưu văn nghệ, thi gói bánh chưng với sự tham gia của các công đoàn ngành và công đoàn TP Hòa Bình, Công đoàn cơ quan LĐLĐ tỉnh. Mỗi đội có 4 thành viên, trong thời gian 90 phút gói 20 chiếc bánh chưng không dùng khuôn với các tiêu chí, vuông vừa vặn, đảm bảo kích thước, đẹp mắt, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Là một thành viên của đội thi gói bánh, chị Bùi Thị Liên - công nhân Công ty TNHH Pacific cho biết: Đón xuân 2018 tôi thấy rất vui vì được Công ty quan tâm đến đời sống công nhân. Ngoài thưởng Tết, chúng tôi còn được LĐLĐ tỉnh tổ chức chương trình Tết sum vầy, hỗ trợ thêm cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn và được tham gia thi gói bánh chưng, các trò chơi... Bên cạnh gói bánh chưng là các cuộc thi kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt đánh trống. Có thể nói sau những ngày làm việc vất vả, được đến với "Tết sum vầy”, CNLĐ đã được hòa mình vào các trò chơi, được công đoàn tặng quà tạo niềm vui, sự phấn chấn.

Được biết trong dịp Tết Mậu Tuất 2018, toàn tỉnh có 6 huyện tổ chức "Tết sum vầy” cấp huyện và được các doanh nghiệp đồng hành, trao tặng 480 suất quà cho người lao động. Ngoài ra, các công đoàn cơ sở đều phối hợp với chuyên môn, chính quyền có những hoạt động chăm lo Tết như thanh toán tiền lương, tiền thưởng Tết, trao quà Tết nhằm quan tâm, chăm lo tới đoàn viên và người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Theo thống kê về tiền thưởng Tết Mậu Tuất, bình quân CNLĐ các doanh nghiệp trong nước có quy mô sử dụng trên 100 lao động đạt trên 2,7 triệu đồng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt trung bình 3,5 triệu đồng; số đông doanh nghiệp có quy mô nhỏ thưởng bình quân từ 500.000 đến 2 triệu đồng. Mức thưởng cao nhất được ghi nhận tại Công ty CP thương mại Dạ Hợp là 125 triệu đồng, Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam 96 triệu, Công ty TNHH Almine Việt Nam 25 triệu và Công ty Bất động sản An Thịnh 15 triệu đồng...

Có thể nói, việc tổ chức tốt các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động của các cấp công đoàn là việc làm hết sức cần thiết nhằm kịp thời động viên về vật chất, tinh thần, giúp người lao động được đón Tết Mậu Tuất ấm cúng, trọn vẹn. Qua đó giúp đoàn viên và người lao động hiểu rõ hơn vai trò của tổ chức Công đoàn; động viên, khích lệ đoàn viên, lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân, gắn bó với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức công đoàn.

 Minh Tuấn

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục