(HBĐT) - Văn Nghĩa là xã thuộc Chương trình 135 của huyện Lạc Sơn. Thời gian qua, xã tích cực triển khai các nội dung trong chiến lược công tác dân tộc, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia và chính sách phát triển KT-XH của tỉnh. Qua đó, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn được ổn định và ngày càng cải thiện.



Từ chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng của Chương trình 135, hệ thống kênh, mương thủy lợi của xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) được đầu tư kiên cố, cơ bản đảm bảo nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất.

Xã có 1.624 hộ với 7.111 nhân khẩu, 99% dân số là dân tộc Mường sinh sống ở 9 xóm. Trong những năm qua, cùng với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, xã thường xuyên tuyên truyền, tổ chức đối thoại với nhân dân để huy động các nguồn lực từ nhân dân đầu tư phát triển KT-XH trên địa bàn.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, xã ban hành nghị quyết về phát triển KT-XH giai đoạn 2015-2020, kiện toàn ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia, ban giám sát cộng đồng. Đồng thời, phân công các đồng chí đảng ủy viên phụ trách các chi bộ để thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Do đó, giai đoạn 2014-2019, các chương trình, chính sách dân tộc được thực hiện tốt, hiệu quả. Về chính sách phát triển sản xuất, xã được hỗ trợ 6.242 cây có múi các loại cho nhân dân cải tạo vườn tạp; mô hình nuôi dê với tổng đàn 500 con, bò sinh sản 34 con và 8.288 con gà giống. Ngoài ra, UBND xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như mô hình trồng cây lấy hạt chất lượng cao diện tích 36,5 ha/năm, đem lại giá trị 4,4 tỷ đồng/năm; nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật lên 1.900 đàn...

Về chính sách đầu tư phát triển, thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", giai đoạn 2014-2019, với nguồn lực gần 30 tỷ đồng, xã đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn phục vụ đời sống và dân sinh. Trong đó, bê tông hóa được 5,3 km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí 4 tỷ đồng; xây dựng, sửa chữa 6 bai, hồ, đập và cứng hóa 6,4 km kênh, mương thủy lợi với kinh phí 10 tỷ đồng; xây lắp trên 10 km đường hạ thế và 2 trạm biến áp. Đến nay, 100% hộ có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Xã được đầu tư 2 trường học đạt chuẩn quốc gia với tổng kinh phí đầu tư 8 tỷ đồng; đầu tư trạm y tế đạt chuẩn với tổng kinh phí 3,7 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

Đồng chí Bùi Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Văn Nghĩa cho biết: Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất là những chính sách thiết thực, đem lại hiệu quả, tạo sự ổn định trong cuộc sống và vươn lên thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số. Các công trình do xã làm chủ đầu tư đã thể hiện năng lực quản lý, điều hành của cán bộ. Qua thực hiện các chính sách góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã hiện đạt 31 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 31%. Ngoài ra, các chính sách giảm nghèo, phát triển KT-XH được phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện, nâng cao vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ, công tác dân tộc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, TTATXH được đảm bảo, AN-QP được củng cố và giữ vững.

Hải Linh

Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục