Mặc dù nghị định Nghị định 79/2012/NĐ-CP và Nghị định 15/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 79 có quy định rất rõ ràng rằng, mọi cuộc thi nhan sắc, người đẹp phải được cấp phép, nhưng thực tế vẫn có những cuộc thi "lách luật” hoặc ngang nhiên diễn ra, bất chấp sự phản ứng của dư luận. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, một mặt yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát, kiểm tra chặt chẽ các cuộc thi này, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục sửa đổi Nghị định 79 cho phù hợp hơn với thực tế.


Những danh hiệu tự phong trên giấy mời của một chương trình thi nhan sắc.

Mới đây nhất, cuộc thi Chung kết và trao giải Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019 được tổ chức, với các danh xưng nghe rất kêu như "Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam”, "Nữ hoàng thực phẩm Việt Nam”, "Á hoàng 2 Nữ hoàng dịch vụ nhà hàng Việt Nam”. Tuy nhiên, khi dư luận phản ánh, báo chí tìm hiểu mới vỡ lẽ, cả Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội hay Cục Nghệ thuật biểu diễn đều chưa bao giờ cấp phép cho cuộc thi hay những danh hiệu như thế này. Nói đúng hơn, đây là cuộc thi chui và danh hiệu tự phong.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bày tỏ quan điểm các địa phương cần rà soát, siết chặt quản lý và kịp thời xử lý những sai phạm, không để tiếp tục xảy ra tình trạng các danh hiệu tự phong một cách tùy tiện, gây bức xúc trong dư luận.

Ông Nguyễn Thái Bình, Chánh Văn phòng Bộ cho biết, việc tổ chức và thưởng thức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có các cuộc thi sắc đẹp, người mẫu là một nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, việc tổ chức với các nội hàm cũng như quy trình, danh hiệu trao tặng trong các cuộc thi đều phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật. Bộ sẽ siết chặt quản lý và kịp thời xử lý những sai phạm, không để tiếp tục xảy ra tình trạng các danh hiệu tự phong một cách tùy tiện, gây bức xúc trong dư luận. Cục Nghệ thuật biểu diễn và Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đã tuyên bố không cấp phép cho cuộc thi này và đang rà soát, kiểm tra lại quá trình tổ chức chương trình này.

Việc cấp phép các cuộc thi nhan sắc hiện nay được quy định tại Nghị định 79/2012/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 15/2016/NĐ-CP. Theo đó, cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc mỗi năm không tổ chức quá hai lần, cuộc thi người đẹp vùng, ngành, đoàn thể Trung ương mỗi năm tổ chức không quá ba lần và thi người đẹp cấp tỉnh mỗi năm tổ chức không quá một lần. Các cuộc thi này đều phải được cấp phép theo quy định.

Các nghị định cũng quy định rõ cuộc thi người đẹp quốc tế tổ chức tại Việt Nam sẽ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép; thi người đẹp có quy mô vùng, ngành, đoàn thể Trung ương do Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép; thi người đẹp ở các địa phương do UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp phép. Đề án tổ chức cuộc thi phải nêu rõ tên gọi, mục đích, ý nghĩa, thể lệ cuộc thi; nội dung, trình tự tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức thi; danh hiệu, cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng, thời gian trao giải...

Tuy nhiên, đã có những cuộc thi ngang nhiên được tổ chức, thách thức cơ quan chức năng và dư luận. Có thể kể đến những cuộc thi gây ồn ào như "Hoa khôi duyên dáng doanh nhân Việt”, "Hoa hậu doanh nhân thành đạt hoàn cầu”, "Hoa hậu doanh nhân Việt Nam”, "Hoa hậu tài năng duyên dáng toàn cầu”…. Có những cuộc thi được tổ chức chóng vánh, thời gian tuyển chọn và trình diễn chỉ vỏn vẹn 2-3 ngày, có cuộc thi đăng ký cấp phép là buổi trình diễn, nhưng lại là thi nhan sắc núp bóng… Những cuộc thi nhan sắc, danh hiệu tự phong này đã khiến dư luận bức xúc. Cùng với những cuộc thi "chui” này, nhiều người đẹp đi thi "chui” tại các cuộc thi quốc tế khác cũng đã tạo nên một bức tranh không đẹp đẽ gì trong đời sống văn hóa hiện nay. Không khó để nhắc đến tên những người đẹp này, như Lê Âu Ngân Anh, Nguyễn Thị Thành, Quế Vân, Mai Ngô, Huỳnh Tiên… từng làm "dậy sóng” dư luận một thời gian về hành vi thi người đẹp chui và không chấp hành yêu cầu của cơ quan chức năng.

Trước tình trạng này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, đang sửa đổi lại Nghị định 79/2012/NĐ-CP cho phù hợp với thực tế. Thực hiện công văn số 771 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện kế hoạch sửa đổi Nghị định 79, dự kiến đến tháng 9 dự thảo sửa đổi Nghị định này sẽ được công bố công khai trên trang web của Bộ để lấy ý kiến của công chúng. Hiện tại, ban soạn thảo của Cục Nghệ thuật biểu diễn đang gấp rút hoàn thành văn bản này.

Dư luận đang mong đợi, Nghị định 79 sau khi sửa đổi sẽ đem lại một bộ mặt mới cho đời sống nghệ thuật biểu diễn trong nước hiện nay, "dẹp loạn” được những hiện tượng tiêu cực đang làm méo mó hình ảnh đẹp của những cuộc thi nhan sắc, vốn được xã hội quan tâm.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Xóm Lòn, xã Bình Thanh: Cách thủy điện không xa nhưng chưa biết đến điện lưới

Nằm gần đường tỉnh 435, cách TP Hòa Bình chừng 7km, cách đường điện cao thế chỉ vài trăm mét nhưng gần 20 năm nay, 4 hộ dân chưa biết đến điện lưới và 11 hộ dân ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong điện chập chờn có cũng như không.

Đánh giá quy định về quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội

Liên quan đến việc sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Tài chính cho hay, Bộ này đang phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá quy định của pháp luật về hệ thống quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.

Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội đồng hương Thái Bình tại TP Hòa Bình

Ngày 17/3, Hội đồng hương Thái Bình tại TP Hòa Bình tổ chức gặp mặt mừng Xuân Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 30 năm thành lập (5/10/1993 – 5/10/2024). Tới dự có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh khóa XIV; Trần Đức Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hòa Bình; Đặng Thị Chiên, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Bình...

Tai nạn do sử dụng thiết bị điện tử không đúng cách

Thời gian gần đây, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận cấp cứu cho nhiều nạn nhân với những chấn thương nghiêm trọng như: Bỏng, dập nát bàn tay, thậm chí mù mắt… Nguyên nhân của những chấn thương đó là do thiết bị điện tử (máy tính xách tay, điện thoại di động) phát nổ khi đang sử dụng. Các trường hợp gặp nạn đều vào lúc vừa sử dụng thiết bị điện tử vừa cắm sạc pin.

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Thủy lan toả chương trình “Mẹ đỡ đầu”

Thực hiện chương trình "Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Yên Thủy xây dựng Kế hoạch số 10/KH-BTV, ngày 17/2/ 2022 về chương trình "Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của dịch Covid-19 triển khai tới các cơ sở Hội. Đồng thời, tuyên truyền đến cán bộ, hội viên bằng nhiều hình thức giúp cán bộ, hội viên hiểu về ý nghĩa, mục đích của chương trình "Mẹ đỡ đầu”. Tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn để có nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện chương trình.

Nghề mây, tre đan - điểm tựa cho hộ nghèo xã Văn Nghĩa

Nghề mây, tre đan thủ công ở xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) có từ lâu đời. Những năm qua, xã từng bước khôi phục, phát triển nghề truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục