(HBĐT) - Tỉnh ta cũng như nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đang trải qua những ngày nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao, cuộc sống của nhiều người dân trở nên vất vả vì ít nhiều bị đảo lộn. Để đảm bảo hiệu quả lao động, sản xuất, nhiều người lao động đã chủ động thay đổi khung thời gian làm việc, hoặc có nhiều biện pháp để bảo vệ sức khỏe dưới môi trường làm việc khắc nghiệt.


Nông dân xã Kim Bôi (Kim Bôi) thay đổi thời gian cấy lúa mùa vào buổi tối để tránh nắng nóng, đảm hiệu quả sản xuất.

Những ngày này, chỉ bước chân ra đường ít phút cũng đã có thể cảm nhận rõ nắng nóng gay gắt và khó chịu đến mức nào. Sự khó chịu, vất vả ấy còn nhân lên gấp nhiều lần đối với những người công nhân xây dựng, thường xuyên phải làm việc ngoài công trường. Làm nghề xây dựng đã hơn chục năm, ông Nguyễn Văn Thống, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) cho biết: "Để hoàn thành công việc đúng tiến độ chủ thầu yêu cầu, chúng tôi phải bắt đầu công việc sớm hơn trước từ 1-2 tiếng. Vì càng gần trưa trời càng nắng, ánh nắng làm chói mắt khiến việc đứng trên giàn giáo cao chênh vênh càng khó khăn. Trước mỗi buổi làm việc, chúng tôi đều chủ động chuẩn bị nước uống, đá lạnh, đường để dùng lúc giải lao để giải nhiệt. Với những người làm nghề xây dựng, lo sợ nhất vẫn là những cơn say nắng bất chợt làm đầu óc choáng váng. Những ngày tới, nếu thời tiết cứ thế này có lẽ tổ thợ chúng tôi phải làm tăng ca vào ban đêm mới kịp tiến độ”.

Mặc cho hơi nóng phả ra từ xe ô tô đi trên đường kèm theo bụi đường và gió nóng, để mưu sinh, những shipper vẫn miệt mài chạy trên các tuyến đường để giao hàng cho khách đúng thời gian, địa điểm. Ông Trần Văn Hiều, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) chia sẻ: "Tôi chạy xe ôm cũng lâu rồi, do thời tiết ngày càng khắc nghiệt nên người dân chọn đi taxi, xe buýt nhiều hơn. Vì vậy, tôi nhận thêm giao hàng để có thu nhập. Trời nắng quá, khách đi xe ôm thì gần như không có, nhưng bù lại, khách gọi "ship hàng” nhiều hơn. Dù vậy thu nhập cũng không khá hơn vì tôi có tuổi rồi, có những hôm say nắng về nhà nằm mất mấy hôm, tiền thuốc quá tiền công”. Cũng theo ông Hiều, thời gian này, trung bình ông chỉ chạy 3-4 chuyến xe ôm mỗi ngày, còn lại là nhận đơn "ship hàng”. Thu nhập cả ngày có lẽ được gần 200.000 đồng, thấp hơn gần một nửa so với trước.

Trên các tuyến đường trung tâm thành phố, gần như vào buổi trưa rất thưa thớt người qua lại, vì đây là thời điểm nhiệt độ tăng cao. Nhiều quán nhỏ, quán trà đá vỉa hè trở nên vắng khách, thu nhập để mưu sinh của những người lao động, buôn bán nhỏ vì thế giảm đi. Chị Nguyễn Thùy Dương, chủ quán Cafe Bonjour, xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) cho biết: "Gần đây, nắng nóng kéo dài nhiều ngày khiến người dân có tâm lý ngại ra đường, lượng khách tới quán ban ngày giảm đi, khách đặt hàng online nhiều hơn. Tuy nhiên, doanh thu của quán vẫn giảm khoảng 1/3, bởi chi phí sử dụng điều hòa, quạt điện, tủ lạnh tăng lên”.

Các địa phương trong tỉnh đang bước vào sản xuất vụ mùa, để đảm bảo năng suất lao động mà vẫn không ảnh hưởng đến sức khỏe, trên nhiều đồng đất, người nông dân đã có ý tưởng thay đổi thời gian làm đất, gieo cấy lúa. Bà Bùi Thị Hương, xóm Gò Khánh, xã Kim Bôi (Kim Bôi) cho biết: "Những ngày vừa qua nhiệt độ cao, nắng gay gắt nên gia đình tôi ra đồng làm từ 4h, hôm nào thời tiết mát mẻ hơn thì làm từ 5h, đến 9h về nghỉ. Buổi chiều khi trời dịu hơn, khoảng gần 17h, cả nhà lại tiếp tục công việc tới 22h. Vào buổi tối, thời tiết mát mẻ, chúng tôi có thể cấy lúa liên tục, không cần nghỉ ngơi nhiều như cấy vào ban ngày, nên hiệu quả lao động cao hơn”.

Qua tìm hiểu, tại một số chợ khu vực TP Hòa Bình, chợ trung tâm các huyện, thành phố, những ngày nắng nóng vừa qua, lượng người mua, bán thực phẩm giảm trông thấy. Cứ đến khoảng 10h, các chợ chỉ còn người bán, rất ít người đến mua hàng. Ngoài mua thực phẩm như thịt, cá, người dân mua những đồ ăn mát như rau, củ, hoa quả nhiều hơn, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng vài ngày, hạn chế việc phải đi chợ dưới trời nắng.

Theo dự báo, nắng nóng gay gắt vẫn tiếp tục xảy ra trong những ngày tới, để tránh tác hại do nắng nóng gây ra, các cơ quan chuyên môn khuyến cáo, trong khoảng thời gian từ 10 - 14h là đỉnh điểm tác động của tia cực tím, vì vậy, người dân nên hạn chế ra đường, đặc biệt đối với trẻ em. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng phải đội mũ, mặc quần áo chống nắng, đeo kính, khẩu trang… Đối với những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng, nên bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ nhất trong ngày, như sáng sớm hoặc chiều muộn. Uống thêm các loại nước có bổ sung muối và khoáng chất như oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc...


Thu Hằng

Các tin khác


2 học sinh lớp 5 đuối nước tử vong tại đập My Tây, xã Nuông Dăm

Sáng 22/4, tại đập My Tây, xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 2 cháu học sinh lớp 5 tử vong. Đó là các cháu: N. T. T. T và B. T. N. L, sinh năm 2013, cùng học tại Trường Tiểu học và THCS Nuông Dăm.

Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các Tổ liên gia an toàn PCCC huyện Cao Phong

Huyện Cao Phong vừa tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn.

Khánh thành bể bơi phòng tránh đuối nước Trường TH&THCS xã Chiềng Châu

Sáng 22/4, tại Trường TH&THCS xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu đã diễn ra lễ khánh thành bể bơi phòng tránh đuối nước trường TH&THCS xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu. Tới dự và cắt băng khánh thành có các đồng chí: Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch danh dự Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Quỹ Thiện tâm; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và huyện Mai Châu.

Agribank Chi nhánh huyện Kim Bôi trao tặng xã Vĩnh Đồng 50 thùng đựng rác 

Hưởng ứng các hoạt động "Vì tương lai xanh năm 2024”, Agribank Chi nhánh huyện Kim Bôi vừa phối hợp UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) tổ chức trao tặng công trình bảo vệ môi trường xây dựng nông thôn mới năm 2024 tại xã.

Ban Tiếp công dân tỉnh: Tiếp nhận 76 đơn thư các loại

Từ ngày 14/3 - 12/4, Ban Tiếp công dân tỉnh đã tiếp nhận, phân loại, xử lý 76 đơn thư (trong đó: khiếu nại 11 đơn; tố cáo 8 đơn; kiến nghị, phản ánh 57 đơn); nội dung đơn liên quan đến lĩnh vực đất đai 58 đơn, lĩnh vực khác 18 đơn. Các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Quy định mới về Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý hoạt động đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục