(HBĐT) - Đã hơn 2 tuần trôi qua kể từ sau trận dông, lốc dữ dội diễn ra vào chiều tối 23/6, xóm Be Trên, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) vẫn còn ngổn ngang với nhiều căn nhà tốc mái, cây cối gãy đổ, bật gốc nằm chỏng chơ…      



Hộ gia đình anh Bùi Văn Chung, xóm Be Trên, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) khắc phục hậu quả thiên tai

Dông, lốc với gió giật mạnh kèm theo mưa lớn đã gây ra thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản, hoa màu. Hiện nay, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã vẫn tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân khắc phục khó khăn sau thiên tai, nhanh chóng ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.

Anh Bùi Văn Chung ở xóm Be Trên cho biết: "Khoảng 17h30 ngày 23/6, trời bỗng tối sầm lại, gió rít thành cơn, quật đổ mọi thứ xung quanh. Cột điện hạ thế đổ thẳng vào gian nhà bếp, cả nhà tôi chỉ biết ôm đầu chạy ra ngoài đường để thoát thân. Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hết bàng hoàng về sự tàn phá, dữ dội của thiên tai gây ra. Được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của chính quyền xã và Nhân dân trong xóm, gia đình tôi đang tập trung gia cố nhà cửa, sửa chữa lại nhà bếp để ổn định sinh hoạt”.

Khảo sát thực tế tại các xóm Be Trên, Be Dưới, Be Ngoài, Ong Man… khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của trận dông, lốc kèm mưa lớn diễn ra vào chiều 23/6. Dọc các tuyến đường liên xóm, những cây dổi vẫn còn nguyên vết nứt, gãy; cột điện đổ nằm ngổn ngang ven đường. Nhân dân trong xóm đang khẩn trương hỗ trợ, giúp đỡ nhau lợp mái nhà, gia cố chuồng trại chăn nuôi. Ông Bùi Văn Thức, xóm Be Trên chia sẻ: "Phải từ sau năm 1980 đến nay, tôi mới thấy có trận dông, lốc khủng khiếp đến như vậy. Mưa to kèm theo gió giật mạnh đã làm gia đình tôi thiệt hại 5 cây dổi cỡ chừng 20 năm tuổi, 5 cây lát và 1.000 cây dổi ghép, 30 m tường rào bị đổ sập… Thiệt hại về kinh tế là rất lớn, vì những cây dổi đều đang trong thời kỳ kinh doanh”.

Từ đầu năm đầu năm đến nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp. Chỉ trong tháng 6, xã Chí Đạo đã hứng chịu 2 trận dông, lốc kèm theo mưa lớn cục bộ diễn ra vào ngày 2/6 và 23/6, gây thiệt hại lớn về kinh tế, hư hỏng tài sản, nhà cửa, hoa màu của Nhân dân. Cụ thể: 148 hộ bị thiệt hại về nhà cửa, trong đó 17 hộ sập mái nhà, 131 hộ bị tốc mái; trên 600 cây dổi, lát, mít bị gãy, đổ, dập nát; 9 cột điện hư hỏng. Nhiều diện tích hoa màu bị gió quật đổ. Rất may không có thiệt hại về người. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1,3 tỷ đồng.

Ngay sau khi xảy ra thiên tai, lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền xã và các ban, ngành, đoàn thể đã kịp thời nắm tình hình, động viên các hộ bị thiệt hại nặng nề do dông, lốc gây ra. Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã phân công, bố trí lực lượng nhanh chóng thực hiện phương châm "4 tại chỗ”. Bố trí chỗ ăn ngủ tạm thời, đảm bảo an toàn cho Nhân dân. Huy động lực lượng dân quân tự vệ tham gia hỗ trợ người dân dọn dẹp vệ sinh, gia cố nhà cửa, chuồng trại. Đồng thời kiểm tra, rà soát các nhà dân có nguy cơ tốc mái, đổ sập nếu xảy ra dông, lốc. Chủ động cắt tỉa cây xanh tiềm ẩn nguy cơ bật gốc, gãy đổ khi xảy ra thiên tai. Báo cáo Điện lực Lạc Sơn bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ giúp người dân khắc phục sự cố về điện, đảm bảo cung ứng điện để ổn định đời sống, sản xuất.

Đồng chí Quách Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Chí Đạo cho biết: "Trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân, xã tiếp tục chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT&TKCN nhanh chóng hỗ trợ, giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Chủ động các biện pháp nhằm ứng phó với thời tiết diễn biến phức tạp. Tăng cường công tác tuyền truyền, vận động Nhân dân nâng cao cảnh giác, không lơ là chủ quan. Qua đó tuyệt đối đảm bảo an toàn về tính mạng của Nhân dân, giảm thiểu thiệt hại tối đa về tài sản, hoa màu. Đồng thời, mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ giúp người dân khắc phục thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra.


Đức Anh

Các tin khác


Xóm Lòn, xã Bình Thanh: Cách thủy điện không xa nhưng chưa biết đến điện lưới

Nằm gần đường tỉnh 435, cách TP Hòa Bình chừng 7km, cách đường điện cao thế chỉ vài trăm mét nhưng gần 20 năm nay, 4 hộ dân chưa biết đến điện lưới và 11 hộ dân ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong điện chập chờn có cũng như không.

Đánh giá quy định về quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội

Liên quan đến việc sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Tài chính cho hay, Bộ này đang phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá quy định của pháp luật về hệ thống quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.

Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội đồng hương Thái Bình tại TP Hòa Bình

Ngày 17/3, Hội đồng hương Thái Bình tại TP Hòa Bình tổ chức gặp mặt mừng Xuân Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 30 năm thành lập (5/10/1993 – 5/10/2024). Tới dự có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh khóa XIV; Trần Đức Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hòa Bình; Đặng Thị Chiên, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Bình...

Tai nạn do sử dụng thiết bị điện tử không đúng cách

Thời gian gần đây, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận cấp cứu cho nhiều nạn nhân với những chấn thương nghiêm trọng như: Bỏng, dập nát bàn tay, thậm chí mù mắt… Nguyên nhân của những chấn thương đó là do thiết bị điện tử (máy tính xách tay, điện thoại di động) phát nổ khi đang sử dụng. Các trường hợp gặp nạn đều vào lúc vừa sử dụng thiết bị điện tử vừa cắm sạc pin.

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Thủy lan toả chương trình “Mẹ đỡ đầu”

Thực hiện chương trình "Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Yên Thủy xây dựng Kế hoạch số 10/KH-BTV, ngày 17/2/ 2022 về chương trình "Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của dịch Covid-19 triển khai tới các cơ sở Hội. Đồng thời, tuyên truyền đến cán bộ, hội viên bằng nhiều hình thức giúp cán bộ, hội viên hiểu về ý nghĩa, mục đích của chương trình "Mẹ đỡ đầu”. Tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn để có nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện chương trình.

Nghề mây, tre đan - điểm tựa cho hộ nghèo xã Văn Nghĩa

Nghề mây, tre đan thủ công ở xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) có từ lâu đời. Những năm qua, xã từng bước khôi phục, phát triển nghề truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục