(HBĐT) - CSR - Corporate Social Responsibility, một thuật ngữ khoa học tuy cũ nhưng lại mới nổi lên gần đây kể từ khi xảy ra vụ việc Rào Trăng 3, nhằm miêu tả về trách nhiệm đối với xã hội của một doanh nghiệp. Khái niệm này được giới phân tích đề cao vai trò trong chiến lược phát triển của một tổ chức, nhưng khi "điểm mặt đặt tên” cho tôn chỉ mà doanh nghiệp nhất định phải đảm nhận, điều đó lại đem đến sự khô khan và rập khuôn trong cách mà thế giới đang vận hành.

Lấy sẻ chia để cùng phát triển

Vì CSR không chỉ đơn thuần là đạo đức kinh doanh, mà đó còn là sự tự nguyện cam kết của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân nhằm chung tay cải thiện cộng đồng nơi họ sinh sống và hoạt động. Và chỉ khi hiện hữu giá trị đó trong định hướng phát triển của người đứng đầu tổ chức, sợi dây liên kết giữa người lao động, cộng đồng và doanh nghiệp mới được bện thành, vững chắc và kiện toàn. Khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ không chỉ khẳng định được thương hiệu của mình trong đại chúng, mà qua đó gặt hái được tính đồng thuận cao từ phía cộng đồng.

Bằng việc lấy lợi ích xã hội làm nền tảng để phát triển các dự án, công trình an sinh xã hội, khu sinh thái...doanh nghiệp không chỉ cải thiện chất lượng sống của người dân trong khu vực, mà qua đó còn giúp họ trở thành cư dân của thời đại mới, nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi từng ngày của thế giới. Có thể kể đến một trong số đó là nhà đầu tư chiến lược Sao Mai Group, đã tiên phong và thành công trong việc khởi xướng ngành năng lượng tái tạo tại khu vực biên giới Tây Nam. Điển hình cho việc lấy an ninh năng lượng làm tiền đề để mạnh tay chi hàng nghìn tỉ đồng đầu tư vào dự án Nhà máy Điện mặt trời và Solar Farm, giúp giảm tỉ lệ phụ thuộc của nền kinh tế vào năng lượng hóa thạch, làm "sạch” hơn nguồn năng lượng quốc gia. 


Rừng tràm Trà Sư được thổi nên làn gió mới khi được đầu tư làm khu du lịch sinh thái.

Hay chú trọng vào vấn đề môi trường của sinh giới trong khu vực và quốc gia, bằng cách đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Trà Sư, với sự đồng tình và ủng hộ của chính quyền, nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững môi trường tự nhiên theo hướng tích cực nhất. Đặc biệt là họ có thể dựa vào loại hình du lịch sinh thái này, sáng tạo nên những công trình xanh đầy nghệ thuật, từ đó nâng cao kiến thức cư dân, giáo dục môi trường và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong khu vực. Điều này không thể lấy ý kiến chủ quan của tác giả bài viết ra để làm nổi bật điểm du lịch, mà rõ ràng những danh hiệu Trà Sư đạt được đã khẳng định điều đó. Vì các con mắt mỹ thuật tầm thế giới sẽ không bao giờ đánh giá cao những kẻ tàn phá thiên nhiên để làm giàu cả. 

Lấy đoàn kết làm sức mạnh

Mô hình liên kết khép kín giữa hộ nuôi trực tiếp với nhà máy chế biến cá tra nguyên liệu mà Sao Mai đã phát động vào tháng 1/2020 gần đây cũng chính là một trong những hoạt động CSR mà tập đoàn đã thiết lập mục tiêu trong chuỗi giá trị phát triển của mình. "Tập đoàn đã chi 600 - 700 tỷ đồng để bù lỗ vào sự chênh lệch khi giá cá đang rơi tự do trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp. Sao Mai chấp nhận chịu thiệt để giữ chữ tín trong kinh doanh một khi cam kết bao tiêu cá thương phẩm cho hộ nuôi” - lãnh đạo Tập đoàn chia sẻ. Ở mô hình liên kết này, ta không chỉ thấy được tính hiệu quả kinh tế cho người dân, năng suất tăng vượt trội trong cách thức giải quyết vấn đề cung - cầu nguyên liệu cá tra khi mua giá cá theo hợp đồng là 25.000/kg, mà ở đó tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội được đề cao đến thấm đượm tình người. 


Mô hình liên kết hộ nuôi với nhà máy chế biến cá xuất khẩu được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao

Với những nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Tập đoàn, sẽ không thể không kinh ngạc vì những gì Sao Mai đã đạt được trong 6 tháng đầu năm cho đến nay. Tuy doanh thu nửa đầu năm 2020 giảm do hoạt động kinh doanh sản xuất cá tra xuất khẩu và thức ăn cá chịu tác động mạnh từ dịch Covid, nhưng bằng những nỗ lực đáng khích lệ từ nhà đầu tư cùng sự hợp tác của người dân và chính quyền địa phương, Tập đoàn đã bắt đầu ghi nhận doanh thu khổng lồ từ mảng năng lượng mặt trời. Và theo dự đoán của nhiều nhà đầu tư chứng khoán lâu năm, cổ phiếu ASM sẽ đạt được mức tăng trưởng tím nhiều phiên liên tiếp ngay sau báo cáo tài chính quý IV/2020.

Doanh nghiệp đóng vai trò là những thành phần kinh tế chủ chốt của một quốc gia, nhưng nếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không được chú trọng và thực thi như việc Rào Trăng 3 mà chúng ta đã chứng kiến, thì ngay lập tức sẽ bị chính môi trường thiên nhiên đào thải. Suy cho cùng, dù là phú quý sinh lễ nghi hay lễ nghi sinh phú quý cũng đều xuất phát từ con người mà nên. Và chỉ khi lấy sự phát triển xã hội làm nền tảng, doanh nghiệp mới có thể trường tồn và vĩ đại.


Tuna

Các tin khác


Xúc tiến tháo gỡ khó khăn về lao động - việc làm

(HBĐT) - Đại dịch Covid-19 khiến tình hình việc làm của người lao động (NLĐ) trên phạm vi cả nước bị ảnh hưởng nặng nề. NLĐ trong tỉnh cũng không tránh khỏi những tác động do đại dịch gây ra. Dự báo năm 2020, chỉ tiêu giải quyết việc làm cho NLĐ toàn tỉnh chỉ đạt khoảng 94%. Nhiều giải pháp đang được tích cực triển khai, nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn đối với thực trạng lao động - việc làm.

Huyện Lương Sơn: Trên 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Trung

(HBĐT) - Trước tình hình mưa lũ gây hậu quả nặng nề ở các tỉnh miền Trung, UB MTTQ huyện Lương Sơn đã ra lời kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân, nhà hảo tâm trên địa bàn huyện ủng hộ để chung tay hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai. Tính đến ngày 27/11, Ban cứu trợ - UB MTTQ huyện đã nhận được 973,581 triệu đồng tiền mặt. Bên cạnh đó, một số tập thể, nhóm thiện nguyện đã trực tiếp hỗ trợ đồng bào hàng hóa, nhu yếu phẩm.

Agribank Hòa Bình: Trao tặng tủ sách, thiết bị học tập chủ đề “Thêm con chữ, bớt đói nghèo”

(HBĐT) - Ngày 26/11, Agribank Hòa Bình tổ chức trao tặng tủ sách, thiết bị học tập với chủ đề "Thêm con chữ, bớt đói nghèo” tại trường TH&THCS xã Giáp Đắt (Đà Bắc).

Huyện Kim Bôi: Để Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng khẳng định vai trò ở cơ sở

(HBĐT) - Nhà văn hóa (NVH) xóm Nà Bờ, xã Sào Báy (Kim Bôi) khang trang với khoảng sân rộng. Song cũng chính từ việc xây dựng NVH mà Nhân dân đã bức xúc, có ý kiến, gửi đơn lên Ban Thanh tra Nhân dân (TTND), Ban Giám sát đầu tư cộng đồng (GSĐTCĐ) xã về việc không minh bạch trong sử dụng tiền người dân đóng góp.         

Xóm Trung Sơn khốn khổ thiếu nước sinh hoạt

(HBĐT) - Xóm Trung Sơn, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) có 120 hộ dân thì có đến gần 50% số hộ thiếu nước sinh hoạt sử dụng do những năm qua, công trình nước sạch không phát huy hiệu quả. 2 tháng trở lại đây, đơn vị thi công tuyến đường liên huyện Ngổ Luông (Tân Lạc) - Ngọc Sơn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng gây vỡ đường ống dẫn nước. Do đó, nhiều hộ dân sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động phát triển KT-XH.

Đoàn cứu trợ thành phố Hòa Bình trao 2.000 suất quà cho đồng bào miền Trung

(HBĐT) - Ngày 25/11, đoàn cứu trợ TP Hòa Bình gồm 15 thành viên là lãnh đạo UB MTTQ, Hội Chữ thập đỏ thành phố và các phường, xã, cùng 2 xe tải hàng hóa đã lên đường đến 3 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị) bị ảnh hưởng lũ lụt để trao quà hỗ trợ.           

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục