(HBĐT) - Quê hương Mường Thàng đang từng ngày đổi thay. Cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, đồng bộ. ANCT - TTATXH được giữ vững, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Cuộc sống đồng bào các dân tộc ngày thêm khởi sắc.
Cam Cao Phong trồng theo tiêu chuẩn VietGAP được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
Đầu tư hạ tầng, thúc đẩy phát triển KT-XH
Xác định phát triển hạ tầng giao thông tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH, xây dựng NTM, huyện đã tranh thủ các nguồn vốn của T.Ư, của tỉnh; tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân đóng góp tiền của, công sức xây dựng, mở rộng, nâng cấp thêm nhiều tuyến đường mới. Mạng lưới giao thông nông thôn được phát triển rộng khắp trong toàn huyện. Tổng số km đường của huyện là 409,72 km. Đến nay, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, nhiều công trình giao thông quan trọng được đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành như: đường thị trấn Cao Phong đến khu trung tâm xã Bắc Phong; đường vào xóm Bưng 1 - xóm Bưng 2, xã Thu Phong; đường xóm Mỗ, xã Bình Thanh; đường xóm Um, xã Yên Thượng… Các trường học được xây dựng khang trang, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư, phục vụ tốt cho việc dạy và học. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,8%. Hệ thống y tế từ huyện xuống cơ sở phục vụ kịp thời việc khám, chữa bệnh cho Nhân dân.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Bên cạnh đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, huyện tiếp tục xác định mũi nhọn trong phát triển kinh tế vẫn là nông nghiệp, trong đó, cam là cây thế mạnh. Huyện đã xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện. Hiện nay, huyện chủ trương phát triển và trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm; phát triển mô hình liên kết theo chuỗi, liên kết vùng để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Toàn huyện phát triển diện tích cây ăn quả có múi là 2.815,21 ha, sản lượng niên vụ 2020 - 2021 ước đạt trên 33.000 tấn, đã có 1.105,49 ha cam được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP với 807 hộ tham gia.
Bên cạnh đó, huyện tích cực triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn; đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tập thể theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp thị trường, hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Đến nay, toàn huyện có 8 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp tỉnh (3 sản phẩm 4 sao, 5 sản phẩm 3 sao).
Nhiều tiềm năng phát triển du lịch
Với tiềm năng du lịch, huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn, trong đó xác định các tuyến, cụm, điểm du lịch huyện như tuyến du lịch Bình Thanh - Thung Nai - lòng hồ sông Đà; khu di tích lịch sử văn hoá Cù Chính Lan, đền Thác Bờ, du lịch sinh thái hồ Hoà Bình; di tích lịch sử văn hoá chùa Qoèn Ang, vườn hoa núi Cối, chùa Khánh - xã Thạch Yên, đền Bồng Lai - thị trấn Cao Phong kết hợp quần thể hang động Núi Đầu Rồng; Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn di sản các nhà khoa học Việt Nam - xã Bắc Phong; đồng thời đẩy mạnh khôi phục các lễ hội truyền thống của dân tộc như: lễ hội Chiêng của người Mường, lễ hội Mường Thàng, lễ hội khai xuân. Ngoài ra, huyện xây dựng các tuyến du lịch trải nghiệm vườn cam thu hút đông đảo du khách đến thăm quan. Bình quân mỗi năm số khách đến thăm quan trên địa bàn huyện đạt trên 160.000 lượt khách, doanh thu đạt trên 16 tỷ đồng.
Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, xác định đúng các khâu đột phá giúp kinh tế của huyện có bước phát triển bền vững, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,24%/năm. Đến nay, huyện duy trì 4 xã nông thôn mới (NTM), gồm: Dũng Phong, Nam Phong, Tây Phong, Thu Phong, trong đó, các xã: Dũng Phong, Nam Phong, Tây Phong đạt chuẩn NTM nâng cao, xã Dũng Phong đang phấn đấu đạt NTM kiểu mẫu. Năm 2021, huyện phấn đấu xã Bắc Phong đạt chuẩn NTM. Về kết quả thực hiện các tiêu chí huyện NTM đạt 5/9 tiêu chí; phấn đấu đến năm 2025 đạt huyện NTM. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện hiện đạt 49,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,5%.
Đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong thời gian tới, huyện tiếp tục phát huy các lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng thâm canh tăng năng suất. Duy trì, phát triển Chỉ dẫn địa lý Cao Phong đối với sản phẩm cam theo hướng nâng cao chất lượng, sản lượng, giá thành sản phẩm; tăng cường quảng bá sản phẩm cam Cao Phong và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm. Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch, gắn phát triển du lịch với văn hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch, hoàn thiện hệ thống tuyến du lịch trong toàn huyện…
Đinh Thắng
(HBĐT) - Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, UBMTTQ huyện Mai Châu đã tập hợp, đoàn kết Nhân dân tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.
(HBĐT) - "Từ khi có đường giao thông thuận lợi và điện lưới quốc gia, tôi thấy khỏe ra, làm kinh tế cũng "bon" hơn. Mấy năm qua, đời sống của bà con thay đổi nhiều lắm” - đó là chia sẻ đầy phấn khởi của ông Bùi Văn Vinh (66 tuổi), người dân xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn). Pheo chính là xóm bỗng trở nên "nổi tiếng” cách đây nửa thập kỷ bởi không đường, không điện. Nhưng từ cuối năm 2018 đến nay, Pheo đổi thay từng ngày, bộ mặt xóm nghèo nay đã khác xưa nhiều.
Trong khi các nước láng giềng đang phải chống chọi với dịch COVID-19 bùng phát mạnh, thì khả năng dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam, lây lan ra cộng đồng, nhất là lây nhiễm cho công nhân các khu công nghiệp là rất lớn. Trong đợt dịch COVID-19 thứ 3 (dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu) tại Việt Nam, ổ dịch bùng phát tại khu công nghiệp Chí Linh, tỉnh Hải Dương với hơn 2.000 công nhân đang làm việc. Cả nước đã phải nỗ lực rất lớn, huy động tổng lực mới dập tắt được dịnh bệnh. Để đối phó với nguy cơ đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam, ngoài việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh ở cộng đồng, cần đặc biệt chú trọng công tác phòng, chống dịch trong CNLĐ, bảo vệ sản xuất, bảo vệ NLĐ, quyết không để dịch COVID-19 bùng phát trong khu công nghiệp.
(HBĐT) - Ngày 26/4, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh (ATVSLĐ) đã tổ chức hội nghị triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021.
(HBĐT) - Từng là những nơi sơn cùng, thủy tận, 36 xóm khó khăn nhất của tỉnh đã từng bước thoát khỏi đói nghèo với "tấm áo mới” đầy hy vọng. Kết quả sẽ khó có được nếu không có "đòn bẩy” thiết thực từ Đề án hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh (Đề án 36), được ban hành cách đây hơn nửa thập kỷ.
Bài 1 - Đề án đặc thù cho xóm đặc thù
(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện phong trào "Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh đã thực hiện nhiều việc làm thiết thực.