(HBĐT) - Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước về xuất khẩu lao động (XKLĐ), xóm Mái, xã Liên Sơn (Lương Sơn) từng bước "thay da đổi thịt”. Giờ đây, làng quê được khoác lên mình diện mạo mới khang trang, hiện đại, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của Nhân dân không ngừng cải thiện, nâng cao.



Nhiều hộ nhờ xuất khẩu lao động, có tiền xây dựng, sửa chữa nhà cửa khang trang đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn xóm Mái, xã Liên Sơn (Lương Sơn). 

Xóm Mái có 290 hộ với trên 1.230 nhân khẩu, trong đó 99% là người dân tộc Mường. Anh Bùi Đức Chương, Trưởng xóm Mái chia sẻ: "Người dân trong xóm trước đây quanh năm gắn bó với công việc đồng ruộng, dù lao động vất vả nhưng thu nhập không cao, bởi vậy cuộc sống khó khăn. Phong trào XKLĐ về xóm như một luồng gió mới giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Cách đây khoảng 5 - 6 năm là thời gian cao điểm người dân đi XKLĐ. Đầu tiên một số gia đình có con em đi XKLĐ, kinh tế từng bước vững vàng, trở thành khá giả, sau đó số lượng người dân của xóm đi XKLĐ tăng dần. Đa phần mọi người xuất cảnh sang một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc để làm việc. Nhờ XKLĐ, kinh tế gia đình khá và bền vững hơn, không ít người tiếp tục ký hợp đồng gia hạn thời gian làm việc ở nước ngoài. Công việc phụ thuộc vào từng đơn hàng nhưng chủ yếu là lao động phổ thông”.

Thực tế, XKLĐ đã giúp nhiều gia đình của xóm từ mức sống trung bình khá trở thành hộ khá, giàu. Trong đó có gia đình ông Đinh Tấn Hùng. Như nhiều gia đình khác trong xóm, nguồn thu nhập chính của gia đình ông Hùng chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, đời sống ở mức trung bình khá, đủ ăn, đủ mặc. Để có kinh tế bền vững hơn, con trai cả của ông lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài, mang về nguồn thu nhập cao. Sau đó con dâu và người con trai thứ hai của ông cũng tham gia XKLĐ tại Hàn Quốc. Nhờ chịu khó, tu chí làm ăn, đến nay, cuộc sống của gia đình ông Đinh Tấn Hùng đã có nhiều khởi sắc, không những xây dựng ngôi nhà khang trang mà còn mua xe ô tô và làm trang trại.

Hay như gia đình ông Bùi Văn Dương hiện cũng có 2 con gái đang đi XKLĐ tại Nhật Bản. Từ nguồn tiền các con gửi về đã giúp gia đình ông cải thiện đời sống, có "của ăn, của để”, vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá giả ở xóm. Không riêng gia đình ông Hùng, ông Dương mà nhiều hộ khác trong xóm Mái có người đi XKLĐ mang lại nguồn thu nhập cao, thay đổi cuộc sống.

Xã Liên Sơn là địa phương có số lượng lao động tham gia làm việc ở nước ngoài khá cao. Trước đây khi nhắc đến việc xuất ngoại để làm việc, nhiều người dân cảm thấy băn khoăn do tâm lý ngại đi xa, lo lắng gặp phải những rủi ro. Khi phong trào phát triển, thực tế có không ít hộ nhờ đi XKLĐ mà thoát nghèo, cuộc sống đủ đầy, sung túc nên nhiều người đã mạnh dạn rời quê hương đi XKLĐ.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Ánh Hoàn, công chức LĐ-TB&XH xã Liên Sơn, toàn xã có khoảng trên 400 lao động đang làm việc ở nước ngoài, riêng xóm Mái có gần 30 lao động. Thị trường chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Đa phần người dân đi XKLĐ theo kênh của người thân, bạn bè giới thiệu. Những năm qua, nhận thấy XKLĐ là một trong những hướng đi góp phần giải quyết việc làm cho lao động phổ thông, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, xã đẩy mạnh tuyên truyền về hiệu quả của XKLĐ cho Nhân dân. Đồng thời, để hạn chế tối đa những rủi ro, xã khảo sát, tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp XKLĐ để hướng dẫn, tư vấn cho người dân; tạo điều kiện để các doanh nghiệp XKLĐ về địa phương tư vấn, tuyển dụng lao động.

Linh Nhật

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục