Đền Khụ Chẹ xưa được khởi dựng từ lâu đời, nằm trên núi Khụ Chẹ thuộc xóm Chông, Mường Khơi, nay thuộc xóm Chông Vạch, xã Đông Lai (Tân Lạc), cách chân núi khoảng 30m.


Đoàn viên, thanh niên xã Đông Lai (Tân Lạc) tham gia dọn vệ sinh khu vực di tích lịch sử đền Khụ Chẹ.

Vì đền được dựng trên núi Khụ Chẹ nên nhân dân đã lấy tên núi đặt tên cho đền. Mặt đền quay hướng Đông Nam, phía trước đền và dưới chân núi có giếng nước Ao Cửa Chẹ, nước mương bai Tè Khóc, nước giếng ngọc Vó Vòng linh thiêng mát quanh năm tạo thành "tụ phúc”, theo phong thủy của người xưa rất hợp khi chọn hướng đất để dựng đền.

Tồn tại cùng với những biến động của lịch sử, lại bị chiến tranh tàn phá, đặc biệt sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngôi đền đã bị hỏng hoàn toàn. Theo lời kể của các cụ cao niên và qua các tư liệu, đền Khụ Chẹ thờ Thành Hoàng làng Quận Khơi. Ngài là vị thần linh thiêng, người có công bảo vệ, phù hộ, che chở dân trong lúc khó khăn, hoạn nạn; người hướng dẫn nhân dân khai khẩn, mở rộng đất hoang để trồng trọt, chăn nuôi và lập nên xóm, những cánh đồng trù phú như ngày nay. Khi qua đời, ngài được nhân dân suy tôn làm Thành Hoàng làng và lập đền quanh năm hương khói phụng thờ, tri ân công đức.

Cũng như các ngôi đền khác, sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng chủ yếu của đền Khụ Chẹ được thể hiện qua các nghi thức, nghi lễ hàng năm. Qua đó, người dân muốn thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh những người có nhiều công lao với dân, với nước và tưởng nhớ, tri ân công đức của các vị thần.

Năm 1965, đền Khụ Chẹ được khởi công xây dựng bằng gạch bên trong một ngách hang nhỏ, diện tích khoảng 4m2. Trong đền đặt 1 ban thờ, bên trên bài trí bát hương thờ Thành Hoàng làng và một số đồ thờ tự khác như lọ hoa, chén, đèn… Đến năm 2010, bằng nguồn kinh phí của gia đình con cháu ông Phạm Văn Chiến, ngôi đền được mở rộng hơn như hiện nay. Từ đó đến nay, gia đình ông vẫn trông coi, tu sửa, quét dọn đền để đón khách thập phương về lễ bái.

Đền Khụ Chẹ xưa là ngôi đền lớn của cả vùng Mường Khơi nên lễ hội được tổ chức 3 năm 1 lần vào ngày 7 tháng Giêng (theo lịch Mường) gọi là lễ khai hạ. Hiện nay, vào ngày mùng 7 tháng Giêng, thủ từ và nhân dân đến đền thắp hương cầu bình an, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. Ngoài ra, vào dịp Tết Nguyên đán và ngày mồng 1, ngày rằm hàng tháng, người cao tuổi và nhân dân trong vùng đến thắp hương, cầu tài, cầu lộc, cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.

Đồng chí Bùi Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Lai cho biết: Năm 2023, UBND tỉnh ban hành quyết định xếp hạng đền Khụ Chẹ là di tích lịch sử cấp tỉnh. Thời gian tới, chính quyền và nhân dân địa phương có những biện pháp, việc làm cụ thể để gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích. Cụ thể như: Xây dựng quy chế quản lý hoạt động và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban quản lý để gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ di tích; lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích tại địa điểm đền Khụ Chẹ xưa, xây dựng đề án bảo tồn và phát triển du lịch tại di tích. Những phong tục tập quán và lễ hội truyền thống đền Khụ Chẹ là di sản văn hóa phi vật thể quý cần được tiếp tục quan tâm, gìn giữ, khai thác và phát huy. Đền Khụ Chẹ không chỉ là địa điểm sinh hoạt văn hóa, tâm linh mà còn là sợi dây gắn kết cộng đồng, nét đẹp văn hóa, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.


Hoàng Dương

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: 1 người chết cháy trong rừng keo

Ông Đinh Văn Anh, Phó chủ tịch UBND xã Hữu Lợi (Yên Thủy) cho biết: Vào hồi 7 giờ 5 phút, ngày 31/5, UBND xã nhận được tin báo của Công an xã về việc ông Q. V. S, sinh năm 1959, trú tại xóm Liên Hợp, xã Hữu Lợi bị chết trong khu rừng của gia đình. Ông S là Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Hữu Lợi.

Chăm lo cho trẻ em bằng những hoạt động thiết thực

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 là ngày Tết dành cho trẻ em. Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của trẻ em trên cả nước, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 và ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực dành cho trẻ em được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức.

Tuổi trẻ xã Toàn Sơn tiếp nối truyền thống quê hương anh hùng

Khoác lên mình màu áo xanh tình nguyện, tuổi trẻ xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đã phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tiếp nối thế hệ cha anh trên các lĩnh vực. Với lòng nhiệt huyết, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) đã cố hiến sức trẻ triển khai nhiều hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Qua đó, khẳng định vai trò, vị trí của ĐVTN trong xây dựng quê hương, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển KT – XH địa phương.

Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trung bình giảm hơn 3%/năm

Theo kế hoạch, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hòa Bình phải giảm 33 xã đặc biệt khó khăn, 50% thôn đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 652/QĐ-TTg, ngày 28/5/2022 và Quyết định số 147/QĐ-TTg, ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ).

Quy trình sử dụng xe đưa đón học sinh đảm bảo an toàn

Nhiều trường đã xây dựng quy trình đón - trả trẻ, quy định sử dụng xe đưa đón học sinh sao cho đảm bảo an toàn, tránh xảy ra sai sót.

Trao nhà nhân ái cho 2 hộ nghèo xã Hòa Bình

Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) thành phố Hòa Bình và Công ty cổ phần THT Hòa Bình vừa phối hợp tổ chức trao hỗ trợ xây nhà nhân ái cho 2 hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn tại xã Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục