Mỗi mùa Trung thu đến, không chỉ trẻ thơ háo hức được phá cỗ, trông trăng mà nhiều gia đình còn mong chờ là dịp đoàn viên, cùng quây quần bên nhau. Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống sẽ được tổ chức trong dịp này để gắn kết mọi người, thêm trải nghiệm cho du khách khi tới Hà Nội.


Các hoạt động vui Tết Trung thu tại Bảo tàng Dân tộc học (ảnh minh họa)

Sức hút từ văn hóa truyền thống

Làm đồ chơi dân gian như đèn ông sao, ông Tiến sĩ, ông đánh gậy, diều giấy, tò he… giờ đã không còn xa vời với các bạn nhỏ và du khách nếu lên đình Kim Ngân (Số 42-44 Hàng Bạc) vào mùa Trung thu này. Từ ngày 14-23/9/2018, các nghệ nhân sẽ trình diễn và hướng dẫn làm những món đồ chơi truyền thống, đồng thời giới thiệu nghệ thuật rối cạn Tế Tiêu, huyện Mỹ Đức. Nhân dịp này, tại Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây sẽ giới thiệu không gian Tết Trung thu truyền thống của gia đình Hà Nội và triển lãm ảnh Trung thu Hà Nội xưa. Đây là những hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Vào những ngày cuối tuần, không gian bích họa phố Phùng Hưng sẽ là một sân chơi tuổi thơ, với những trò chơi dân gian như ô ăn quan, cà kheo, chơi thuyền, kéo co, nhảy sạp, cướp cờ, nhảy bao bố, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột… Còn tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm), du khách sẽ được giới thiệu về những dòng tranh dân gian và trình diễn, hướng dẫn cách làm tranh Kim Hoàng, Đông Hồ. Ngay trong khu vực phố cổ, tại đình Đồng Lạc (số 38 Hàng Đào) sẽ giới thiệu, trình diễn nghệ thuật làm mặt nạ giấy bồi.

Một trong những điểm hẹn mỗi dịp Trung thu của người dân Hà Nội và du khách là Bảo tàng Dân tộc học năm nay cũng dành riêng các chương trình tìm hiểu về đồ chơi Trung thu truyền thống của người Việt trong chương trình "Cùng khám phá đồ chơi Trung thu” vào ngày 15/9/2018. Bên cạnh đó, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận tổ chức chương trình "Tết Trung thu 2018: Sắc màu văn hóa Ninh Thuận” để giới thiệu, quảng bá văn hóa vùng đất Ninh Thuận đến với công chúng Thủ đô thông qua các hoạt động trình diễn văn nghệ dân gian, trình diễn nghề thủ công truyền thống, ẩm thực Ninh Thuận và các trò chơi dân gian của người Chăm và người Raglai.

Nhiều điểm trải nghiệm mới mẻ

Không chỉ có những địa chỉ quen thuộc, năm nay, có nhiều địa chỉ khám phá mới mẻ dành cho du khách để thêm lựa chọn vui Trung thu. Lần đầu tiên được tổ chức tại Hồ Văn - Văn Miếu, từ 21/9 - 23/9/2018, các gia đình và du khách có cơ hội tận hưởng một mùa Trung thu với chuỗi các hoạt động tương tác hấp dẫn như làm bánh Trung thu, làm đầu lân, rước đèn ông sao và phá cỗ trông trăng… Chương trình này miễn phí cho trẻ em cao dưới 1,2m và khách đăng ký tham quan.

Gắn với không gian chợ quê và không gian trải nghiệm đa sắc màu văn hóa tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, trong hai ngày 22, 23/9/2018 sẽ tổ chức các hoạt động giới thiệu trình diễn và tương tác nghề thủ công truyền thống "Em tập làm nghệ nhân” như làm đèn ông sao, nặn tò he, làm chong chóng, tô tranh dân gian Đông Hồ, tổ chức các hoạt động "Trung thu cho em” qua các trò chơi truyền thống: Ô ăn quan, đánh chắt chơi chuyền, nhảy bao bố, bịt mắt đánh trống…

Tại phố sách 19/12 (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), bên cạnh các hoạt động bán và trưng bày sách tại Phố sách 19/12 với các ưu đãi hấp dẫn như giảm giá 30%- 50%, tặng quà Trung thu cho các khách hàng còn diễn ra Hội sách Trăng tròn - Trung thu rước sách, các chương trình tọa đàm, giao lưu với những nghệ nhân làm mặt nạ giấy bồi, nghệ nhân nặn tò he, các chương trình làm đèn lồng thắp sáng Trung thu.

 

                      TheoBaodulich

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục