Tôi may mắn lần đầu ra thăm huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) trong những ngày cuối mùa Hè năm nay. Quả thực, vùng đất đảo này không hổ danh "đảo ngọc” tiềm ẩn nhiều tiềm năng khai thác, phát triển du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế…



Chợ đêm Phú Quốc

Non nước hữu tình

 Mọi công dân Việt Nam đều rất tự hào, bởi dọc dài 3.260km bờ biển nước ta từ Nam - chí Bắc có trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ. Trong đó, đảo Phú Quốc là một trong 12 huyện đảo có diện tích lớn nhất trong cả nước (589,23km2) - xấp xỉ bằng diện tích của quốc đảo Singapore vào năm 1960 (khi nước này chưa lấp lấn biển tăng thêm diện tích). Đảo Phú Quốc cũng là đảo lớn nhất trong 22 hòn đảo quần tụ tại đây và quần hợp với các đảo khác (36 đảo) để hình thành huyện đảo Phú Quốc ngày nay.

Cấu tạo địa lý và địa hình của Phú Quốc rất khác so với những đảo nổi của nước ta, đó là Phú Quốc có đầy đủ các điều kiện tự nhiên và do thiên nhiên kiến tạo: vừa có biển bao quanh (có các eo biển đẹp), vừa có rừng và các cụm đảo nhỏ tạo thành những cảng biển đẹp, phồn thịnh như cảng An Thới - một trong những địa danh nổi tiếng của Phú Quốc. Ngoài 99 ngọn đồi chạy dài thoai thoải từ Bắc vào Nam; Vườn quốc gia Phú Quốc có diện tích khá lớn (31.422ha); đáng quý là có 12.794ha rừng nguyên sinh với hệ thực vật, sinh vật hết sức phong phú (929 loài thực vật, 89 loài san hô cứng, 19 loài san hô mềm, 26 loài rong biển…). Việc hình thành rừng nguyên sinh Phú Quốc là niềm may mắn muôn đời sau cho con cháu; bởi ngoài chắn sóng, chắn gió và chống sự xâm thực của biển, rừng còn là "lá phổi xanh” cùng với khí hậu biển tạo cho Phú Quốc có khí hậu nhiệt đới gió mùa mát mẻ quanh năm, rất lý tưởng cho du lịch, nghỉ dưỡng…

 

Sân bay quốc tế Phú Quốc

Phú Quốc hiện nay có 8 xã và 2 thị trấn (thị trấn Dương Đông và An Thới); trong đó, thị trấn Dương Đông là trung tâm của huyện đảo Phú Quốc. Dù cũng chỉ là một đơn vị hành chính; song, Phú Quốc có khá nhiều địa danh nổi tiếng, những danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng…là những "điểm nhấn” để lại nhiều ấn tượng khó quên. Nhiều địa danh, nhất là các bãi tắm đẹp, nổi tiếng nằm ở các xã, thị trấn như: bãi Trường, bãi Khem, Gành Dầu, Rạch Tràm, Rạch Vẹm, cửa Sao, Cửa Cạn, suối Tranh, suối Đá Bàn…hay những điểm tham quan như: Hòn Thơm, Dinh Cậu, chùa Sư Muôn, làng chài Hàm Ninh, Nhà giam Phú Quốc…

Hiện nay, dân số huyện đảo Phú Quốc có khoảng hơn 100.000 người. Cư dân chủ yếu sống dựa vào khai thác, chế biến hải sản, buôn bán, kinh doanh dịch vụ du lịch và sản xuất tại các làng nghề với các đặc sản nổi tiếng lâu đời như nước mắm, hạt tiêu, các hàng ăn uống, hải sản tươi sống, sản xuất rượu sim…

"Thiên đường” du lịch

Đến đảo ngọc  Phú Quốc là sự thôi thúc, niềm khao khát của nhiều người. Du khách đến đây thỏa sức tắm biển, tắm suối, leo núi, lên rừng, vào hang, ngắm sơn thủy hữu tình giữa bao la trời đất giao hòa!

 

Những bãi tắm hút khách

Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang (gồm cả huyện đảo Phú Quốc) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đến tháng 7/2011, có 74 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Phú Quốc (tổng nguồn vốn 50 ngàn tỷ đồng). Cuối năm 2017, Phú Quốc đã thu hút 254 dự án với tổng nguồn vốn đăng ký 378 nghìn tỷ đồng; chính quyền địa phương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 193 dự án (tổng vốn 215.194 tỷ đồng). Đến tháng 6/2018, tiếp tục có 279 dự án đầu tư vào Phú Quốc với diện tích đất 10.754ha; trong đó, 249 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trên 270 ngàn tỷ đồng và 9.000ha đất)…

Để khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, hạ tầng giao thông đã được đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng để nâng cấp trục giao thông Bắc - Nam và con đường quanh đảo khá hiện đại, kết nối với các điểm tham quan, vui chơi, nghỉ dưỡng. Giao thông đường biển đã có tàu cao tốc từ Rạch Giá và Hà Tiên đưa du khách ra Phú Quốc mỗi ngày 5 chuyến; đường hàng không có sân bay quốc tế Phú Quốc đã kết nối đường bay giữa Phú Quốc với TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Rạch Giá… Phú Quốc đang tiếp tục đầu tư để kết nối với các nước khu vực Đông Nam Á, một số nước châu Á, châu Âu…tạo điều kiện thuận lợi đón, đưa khách du lịch trong và ngoài nước đến với đảo ngọc.

Với những đặc thù, lợi thế vượt trội, hiện nay nhiều nhà đầu tư (ông lớn) giàu tiềm lực tầm cỡ quốc gia, quốc tế trên các lĩnh vực du lịch, bất động sản đã và đang "dốc” vốn lớn đầu tư vào Phú Quốc như: VinGroup, CeoGroup, SunGroup…

Hệ thống nhà hàng, siêu thị, khách sạn… cao cấp, sang trọng đã đầu tư xây dựng ở Phú Quốc, với 1.800 phòng đủ các tiện nghi đáp ứng nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng của du khách và đang mời gọi tiếp tục đầu tư mở rộng trong thời gian tới.

Năm 2017 vừa qua, Phú Quốc đã đón gần 3 triệu lượt khách du lịch. Trong 6 tháng đầu năm 2018, có hơn 1,4 triệu lượt khách đã đến Phú Quốc (tăng 33,85% so với  cùng kỳ năm 2017); trong đó, 407.010 khách quốc tế (tăng 104,66%). Trong 6 tháng đầu năm 2018, du lịch đã đóng góp vào ngân sách địa phương 18.685 tỷ đồng (tăng 12,5%) so với cùng kỳ. Ông Trần Quốc Khánh - Phó Trưởng Phòng Kinh tế huyện Phú Quốc - cho biết, trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000 khách du lịch đến với Phú Quốc, vào mùa Hè, ngày lễ khách du lịch thường tăng đột biến…

Tỉnh Kiên Giang đã quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Quốc đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Ngoài quy hoạch 3 khu đô thị (thị trấn Dương Đông, An Thới và khu đô thị Cửa Cạn) với chức năng riêng nhằm phát huy lợi thế về sản vật, các điều kiện vốn có của từng địa bàn, Phú Quốc chú trọng phát triển và nâng cấp các sản phẩm du lịch gắn với các loại hình du lịch khám phá, trải nhiệm cho du khách như: tắm biển, câu cá, lặn ngắm san hô, dã ngoại, vui chơi giải trí, tham quan các làng nghề truyền thống, trang trại nuôi trồng thủy sản (ngọc trai), cắm trại, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế…Mục tiêu thu hút mạnh khách du lịch đến với Phú Quốc, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện đạo Phú Quốc và của tỉnh Kiên Giang…

Với sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Trung ương, sự nỗ lực của chính quyền địa phương, tin rằng một ngày không xa Phú Quốc sẽ phát triển vượt bậc, thực sự trở thành "thiên đường du lịch”, điểm đến hấp dẫn bậc nhất của cả nước, xứng với mệnh danh "đảo Ngọc” - niềm tự hào của đất nước Việt Nam…

 

              TheoBaodulich

Các tin khác


Nắm bắt thực tế hoạt động du lịch tại huyện Mai Châu

Ngày 21/3, đoàn công tác Sở VH-TT&DL đã tổ chức nắm bắt tình hình thực tế hoạt động kinh doanh và đón tiếp phục vụ khách du lịch tại huyện Mai Châu.

Hội An đứng đầu trong 10 điểm đến an toàn nhất cho khách du lịch một mình trên thế giới

Dưới đây là danh sách những điểm đến an toàn nhất thế giới dành cho khách du lịch một mình, theo Smoky Mountains.

Nâng cao hiệu quả công tác thống kê, chất lượng dự báo cho du lịch

Chất lượng dự báo có tốt thì việc hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển mới có tính khả thi cao. Trong công tác dự báo, thống kê là một trong những công cụ quan trọng nhất, bởi nó cung cấp các thông tin, dữ kiện cần thiết để làm cơ sở cho hoạch định chính sách phát triển, đồng thời cũng là thước đo để đánh giá năng lực, hiệu quả thực thi.

Ra mắt Đại đô thị kết hợp nghỉ dưỡng “độc nhất”: Giữa lòng thiên nhiên - Kề bên thành phố - Giáp ranh Thủ đô.

Trải dài hơn 4km dọc bờ sông Đà, có một châu Âu thu nhỏ đan xen giữa không gian kỳ vỹ của sông núi, nơi kiến tạo một không gian "sống nghỉ dưỡng” tràn ngập sắc xanh và một cộng đồng tinh hoa thành đạt mang tên Casa Del Rio.

Ra mắt show diễn thực cảnh “Huyền tích UVA”-sản phẩm du lịch mới của Điện Biên

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch Điện Biên, mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp UBND huyện Điện Biên giới thiệu sản phẩm du lịch mới: show diễn thực cảnh " Huyền tích UVA ”. Đây là điểm nhấn trong khuôn khổ khai mạc Năm Du lịch quốc gia-Điện Biên gắn với Lễ hội Hoa Ban năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục