(HBĐT) - Huyện Đông Anh đang phát huy truyền thống vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, địa linh nhân kiệt, đang có sự đổi thanh mạnh mẽ về diện mạo, kết cấu hạ tầng, đời sống nhân dân. Huyện vươn lên trở thành vùng quê đáng sống của Thủ đô Hà Nội.


Là huyện ngoại thành phía Bắc, nằm trên trục xác định là động lực phát triển của Thủ đô Hà Nội, với lợi thế riêng có về quy hoạch hạ tầng mới và đồng bộ, Đông Anh đã có những cách làm sáng tạo và tạo được những kết quả quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Bây giờ, cuộc sống người dân Tàm Xá - xã nằm ở phía Bắc bên kia sông Hồng trở thành niềm mơ ước đối với những vùng quê nông thôn nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng quất cảnh và các loại rau màu khác.Đường làng,ngõ xóm khang trang, không khí trong lành, phương tiện xe cộ tấp nập, nhiều ngôi biệt thự thấp thoáng trong màu xanh cây trái.Chúng tôi đến thăm khu đồng Bãi Già rộng mênh mông, được quy hoạch thành ô, thành thửa, đường giao thông được đổ cấp phối ra tận ruộng. Cả xứ đồng bạt ngàn quất cảnh, nông dân miệt mài cắt tỉa, tạo dáng…

Đồng chí Hoàng Hữu Vân, Chủ tịch UBND xã Tàm Xá chia sẻ: Quất Tàm Xá đã có thương hiệu, trình độ thâm canh của người dân, chất lượng sản phẩm không thua kém những vùng quất nổi tiếng ở Tứ Liên (Tây Hồ), quất Văn Giang. Xã đã thành công chỉ đạo người dân dồn điển đổi thửa, quy hoạch, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, phát triển cây quất cảnh và trồng rau sạch. Tàm Xá đã chuyển đổi mạnh diện tích trồng ngô, trồng rau và sang trồng quất cảnh, thu nhập cao hơn hàng chục lần so với trước đây. Cả xã có khoảng 300 hộ trồng quất.Toàn bộ xứ đồng bãi Dài được chuyển sang trồng quất cảnh. Thu nhập từ cây quất đạt trung bình 800 triệu đồng/ha, nhiều hộ thâm canh tốt đạt tới 1,7 tỷ đồng/ha.Nhiều sự hỗ trợ cho quất cảnh Tàm Xá vươn xa, đã hình thành thương thiệu quất Tàm Xá. Các loại cây trồng như rau, ngô nếp… cũng thu nhập khá cao, đạt từ 160 - 300 triệu đồng/ha. Để hỗ trợ sản xuất, xã cân đối nguồn lực đầu tư đường giao thông ra các xứ đồng, hỗ trợ bà con lắp đặt công tơ, khoan giếng, tạo điều kiện để người dân chuyển đổi, thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất. Xã đang định hướng chuyển đổi diện tích đất bãi ít hiệu quả hơn sang trồng quất và trồng rau hữu cơ.


Vùng quất cảnh Tàm Xá, huyện Đông An (Hà Nội) mang lại thu nhập cao cho người dân.

Nếu như các xã Tàm Xá,Vận Nội (vùng sản xuất rau an toàn, cung cấp cho các siêu thị trên toàn thành phố) đi lên từ sản xuất nông nghiệp để xây dựng NTM bền vững, thì Nam Hồng được biết đến có cách làm sáng tạo trong huy động nguồn lực từ đất để đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH. Năm 2009, xã Nam Hồng rà soát và quy hoạch các điểm đất xen trong các khu dân cư với diện tích khoảng 5.800m2 đưa ra đấu giá, thu về gần 120 tỷ đồng. Từ mô hình đầu tiên này, xã tiếp tục nhân rộng trong các năm tiếp theo. Từ nguồn kinh phí đấu giá, xã họp dân để đầu tư hạ tầng nhà văn hóa, đường giao thông, các công trình công cộng theo chuẩn NTM. Đặc biệt, xã làm tốt công tác truyên truyền, vận động người dân hiến đất, tài sản để xây dựng các công trình công cộng. Theo các đồng chí ở Phòng Kinh tế huyện, đối với Nam Hồng đất quý như vàng, thế nhưng đã hình thành được phong trào hiến đất mở đường làm các công trình hạ tầng phúc lợi. Đồng thời, thông qua việc hiến đất người dân thắt chặt thêm tình làng, nghĩa xóm. Những kinh nghiệm đấu giá đất của Nam Hồng cũng được rút kinh nghiệm để nhân rộng ra toàn huyện.

Năm 2010, khi triển khai xây dựng NTM, huyện Đông Anh có nhiều tiêu chí đạt thấp; hạ tầng nông thôn còn nhiều bất cập, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả không cao; đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thực hiện nhiều cách làm sáng tạo để huy động nguồn nguồn lực xây dựng NTM, phát triển sản xuất, chăm lo cải thiện cuộc sống người dân, Đông Anh đạt được nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng NTM. Gần 10 năm qua, Đông Anh đã huy động hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư hàng trăm công trình hạ tầng, phát triển sản xuất. Diện mạo đô thị và nông thôn trên địa bàn huyện ngày càng đổi mới, sạch đẹp, khang trang; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao...Vào dịp kỷ niệm 140 năm thành lập(10/10/2016),Đông Anh là huyện thứ hai của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Cùng với kết cấu hạ tầng được đầu tư, sản xuất nông nghiệp của huyện có bước phát triển vượt bậc. Huyện chuyển đổi gần 1.800 ha sang các cây trồng có giá trị cao, thu nhập bình quân/ha canh tác đạt hơn 250 triệu đồng. Thu nhập bình quân của huyện đạt 50 triệu đồng/người/năm... Huyện đã xây dựng được các sản phẩm riêng có tạo nên sức hút của Đông Anh như: nếp cái hoa vàng Đông Anh, đồ mỹ nghệ Vân Hà, đậu Làng Chài (Võng La), bún Mạch Tràng, xã Cổ Loa...

Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh chia sẻ: Đông Anh được xác định là trọng tâm phát triển kinh tế không riêng của Thủ đô và của cả nước. Huyện đang thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu,huy động các nguồn lực tập trung đầu tư theo các chuyên đề; chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch, giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn NTM, đặt mục tiêu đạt tiêu chí cao hơn mục tiêu chung của thành phố. Đến nay, tất cả các quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và công bố, tạo cơ hội cho Đông Anh khai thác lợi thể để phát triển.Tuyến quốc lộ5 kéo dài và đưa cầu Đông Trù vào hoạt động, các dự án lớn như Trung tâm triển lãm quốc gia, công viên giải trí Sun world… đang được triển khai. Chuỗi đô thị trung tâm dọc đại lộ Võ Nguyên Giáp đang được Chính phủ và thành phố quan tâm đầu tư thành những đô thị hiện đại, thông minh.Quý IV/2018, Thành ủy Hà Nội quyết định Đông Anh là một trong những huyện nằm trong quy hoạch lên quận giai đoạn 2020-2025. Hiện nay, huyện tập trung xây dựng đề án lên quận. Đông Anh sẽ tập trung phát triển đô thị sinh thái, đồng thời phát huy truyền thống văn hóa kinh Bắc, xây dựng Đông Anh thực sự là miền quê đáng đến và đáng sống.

  

Lê Chung


Các tin khác


Làng Pháp trên đỉnh Bà Nà hills

(HBĐT) - Khu du lịch Bà Nà, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) tọa lạc trên đỉnh Núi Chúa (thuộc dãy núi Trường Sơn), có độ cao 1.487 m so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam. Bà Nà được ví như chốn "bồng lai tiên cảnh” bởi không gian núi xanh và mây trắng hòa quyện trong sương mù mờ ảo, khí hậu quanh năm mát mẻ, phong cảnh nên thơ, trữ tình. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Bà Nà hills trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể bỏ lỡ khi đến Đà Nẵng.

Di sản Hội An - bảo tàng về lịch sử, kiến trúc và cư dân đô thị

Phố cổ Hội An được Bộ Văn hóa cấp Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào tháng 3/1985; Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào tháng 12/1999; Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào đợt 1 (tháng 8/2009). Hội An được xem như một "bảo tàng sống - bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”, đã trở thành nguồn tài nguyên, nguồn động lực quan trọng, có tính quyết định, đưa kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố phát triển vượt bậc.

Đi qua miền đất thi ca

(HBĐT) - Quy Nhơn, Bình Định... miền đất của thi ca, nhạc họa, là nơi nuôi dưỡng mạch ngầm cảm hứng cho bao nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ. Có dịp đến thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định), lại được đi trên con phố mang tên Xuân Diệu bỗng thấy bao điều thân thương tràn về. Anh Nguyễn Thế (Hà Nội), một người rất mê thơ Xuân Diệu trầm ngâm: "Trước khi đến nơi đây đã biết Bình Định là quê ngoại của thi sĩ họ Ngô. Nhưng đến rồi mà như vẫn chưa tin”. Rồi anh ngân nga những câu thơ quen thuộc bằng chất giọng xứ Nghệ: Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong/ Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang/ Đói bao thuở, cơm chia phần từng bát/ Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát/ Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp Chàm (Cha ở đàng ngoài, mẹ ở đàng trong)...

Du lịch Tú Lệ - Điểm đến Tây Bắc hút hồn du khách

Nằm tại cửa ngõ đến miền Tây Bắc Tổ quốc, Tú Lệ, cái tên làm chúng ta gợi nhớ đến hình ảnh của những cô gái đẹp "thanh tú và mỹ lệ”, được biết đến là điểm đến du lịch vừa đậm đà bản sắc văn hóa, vừa rực rỡ sắc màu tự nhiên. Nếu ai đã từng một lần ghé thăm, chắc chắn sẽ quyến luyến chẳng muốn về.

Hà Nội đón khoảng 270.000 lượt khách dịp lễ 2/9

Trong 3 ngày nghỉ lễ từ 31/8-2/9/2019, Thủ đô Hà Nội đón hơn 270.000 lượt khách, tăng gần 8,6% so với cùng kỳ, trong đó: khách du lịch quốc tế đạt 37.108 lượt khách, tăng 3,2% so với cùng kỳ 2018. Tổng thu từ khách du lịch đến Hà Nội đạt 328 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Khám phá những bản du lịch ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Để đến xóm Ké (xã Hiền Lương), xóm Sưng (xã Cao Sơn), xóm Đá Bia (xã Tiền Phong) du khách phải vượt qua những cung đường quanh co, khúc khuỷu… Đường đi còn nhiều khó khăn nhưng không ngăn được bước chân chinh phục các bản làng du lịch cộng đồng huyện vùng cao Đà Bắc của du khách. Thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ cùng con người thân thiện, cởi mở đã tạo nên sức hút kỳ lạ trong lòng du khách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục