Khu di tích lịch sử Đền Hùng vừa ra thông báo tạm dừng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, từ ngày 29-3 đến hết ngày 15-4, để phòng, chống dịch Covid-19.


Sân trung tâm lễ hội không một bóng người.

Theo đó, tạm dừng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, như: chụp ảnh, vận chuyển khách tham quan bằng xe điện; dịch vụ bán hàng (ăn uống, nước giải khát, đồ lưu niệm, vui chơi, giải trí). Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm tự trông coi, bảo vệ hàng hóa tại quầy; thường xuyên kiểm tra hệ thống mạng lưới điện, đề phòng cháy nổ...

Cùng với đó, các đơn vị chức năng liên quan thường xuyên phối hợp, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện. Ban Quản lý khu di tích cũng bố trí lực lượng tuần tra 24/24 giờ, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn theo đúng tinh thần chỉ đạo phòng, chống dịch.

Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ đã chấp hành nghiêm yêu cầu của thông báo. Theo một số chủ ki-ốt bán hàng lưu niệm tại trục hành lễ, nếu có bán hàng cũng không có khách mua, vì từ sáng đến 17 giờ ngày 30-3, chỉ có khoảng 40 - 50 du khách về dâng hương. Tại các Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng, Đền Giếng và các điểm di tích khác, lượng du khách về dâng hương rất thưa thớt, nhóm đông nhất cũng chỉ 5 - 6 người và mọi người đều thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định.

Ban Tổ chức Lễ hội Đền Hùng mong muốn đồng bào và du khách thập phương cần chấp hành nghiêm những quy định trong phòng, chống dịch, không nhất thiết phải dâng hương lên các Vua Hùng vào dịp giỗ này mà có thể về Đền Hùng dâng hương khi dịch đã được hoàn toàn kiểm soát và an toàn.

Một số hình ảnh tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, sáng nay, 31-3 (mùng 8 tháng 3 âm lịch).

Đền Thượng trống trải.

Đền Hạ và chùa Thanh Quang chỉ có hai du khách thăm viếng.

Các hàng quán đóng cửa, tạm dừng kinh doanh đến hết ngày 15-4.

Bãi đỗ xe trung tâm vắng vẻ.


 TheoNhandan điện tử

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục