(HBĐT) - Những năm qua, xã Thành Sơn (Mai Châu) chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng.



Tổ bảo vệ rừng xóm Noong Luông, xã Thành Sơn (Mai Châu) thường xuyên tuần tra, kịp thời phát hiện các hành vi xâm hại rừng trái phép.

Cách trung tâm huyện 8 km, xã Thành Sơn có 3.500 ha rừng, trong đó, 70% diện tích là rừng phòng hộ, giao cho 11 xóm quản lý, bảo vệ. Diện tích rừng phòng hộ lớn, nhiều cây gỗ lâu năm, quý hiếm, đồng thời giữ vị trí đầu nguồn trong việc điều tiết nguồn nước, do đó, Đảng ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, chỉ đạo Nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng (BVR).

Đồng chí Hà Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Những năm qua, xã cùng các ngành hữu quan, lực lượng Kiểm lâm huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức BVR, chủ động nắm chắc địa bàn, thường xuyên tổ chức tuần tra theo kế hoạch hàng tháng, xây dựng quy chế phối hợp với các khu dân cư. Bên cạnh đó, xã tích cực tuyên truyền qua các cuộc họp thôn, xóm về Luật Bảo vệ và phát triển rừng cho người dân, nhấn mạnh tầm quan trọng của BVR đối với phát triển KH-XH, nhất là gắn với phát triển du lịch”.

Hiện, toàn xã có 22 tổ BVR, mỗi tổ từ 3 - 5 người, gồm trưởng xóm, công an viên, dân quân, tổ chức tuần tra với tần suất 1-2 lần/tháng, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi chặt phá, xâm hại rừng. Tại các cuộc họp thôn, xóm, trưởng xóm, bí thư chi bộ, người có uy tín thường xuyên tuyên truyền, tổ chức ký cam kết với người dân, đưa vào quy ước, hương ước khu dân cư về việc BVR. Hàng năm, các đơn vị nhận giao khoán quản lý, BVR trên địa bàn xã được nhận tiền hỗ trợ theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, do đó, người dân có ý thức hơn trong việc BVR. Những tháng cao điểm mùa nắng nóng, công tác phòng cháy chữa cháy rừng được thực hiện nghiêm túc, tổ chức phát dọn thực bì, hướng dẫn người dân đốt nương đúng kỹ thuật, kịp thời nắm tình hình, đảm bảo ứng phó với diễn biến có thể xảy ra.

Đồng chí Ngần Văn Thịnh, Bí thư chi bộ, tổ viên tổ BVR xóm Noong Luông cho biết: "Qua công tác tuyên truyền, Nhân dân đã nhận thức rõ ý nghĩa, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc BVR. Cán bộ, đảng viên đều phát huy tính gương mẫu, đi đầu trong BVR, tuyên truyền về tầm quan trọng của BVR, phối hợp với người dân tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện các hành vi xâm hại tài nguyên rừng”.

Đến nay, độ che phủ rừng toàn xã đạt 63%. Định hướng việc quản lý, BVR gắn với phát triển kinh tế, nhất là dịch vụ du lịch cộng đồng, xã vận động người dân tích cực tham gia cải tạo, trồng rừng, bảo vệ cảnh quan môi trường, hỗ trợ các loại hình dịch vụ du lịch, phát triển KT-XH. Hiện, trên địa bàn xã có 2 homestay với nhiều loại hình dịch vụ, du lịch sinh thái, được du khách đánh giá cao, hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã đang triển khai quy hoạch, xây dựng dự án khu du lịch hồ Sam Tạng với cảnh quan núi rừng tuyệt đẹp, tổng diện tích 80 ha. Dự kiến, khu du lịch sẽ có nhiều dịch vụ thú vị như nghỉ dưỡng ven hồ, chăm sóc sức khỏe với các loại thảo dược, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.


Hoàng Anh


Các tin khác


Phát huy hơn nữa vai trò của các thành viên Ban chỉ đạo trong thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh

(HBĐT) - Ngày 8/7, Ban chỉ đạo (BCĐ) du lịch tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác phát triển du lịch 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ du lịch tỉnh chủ trì hội nghị.

Hòa Bình chung tay kích cầu du lịch nội địa

(HBĐT) - Nhận định du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất trước "cơn bão” Covid-19, song đây cũng là ngành có khả năng phục hồi nhanh chóng để lấy lại đà tăng trưởng, Bộ VH-TT&DL đã phát động Chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Hưởng ứng chương trình, Hòa Bình đã nhập cuộc với nhiều hoạt động cụ thể để chung tay kích cầu du lịch nội địa.

Sức hút du lịch Mường Động

(HBĐT) - Kim Bôi - Mường Động, 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh đang sở hữu những tài nguyên du lịch riêng có. Đó là vùng đất tươi đẹp, phong cảnh mộng mơ, thiên nhiên ban tặng nguồn suối khoáng nóng vô tận, được ví như vàng trắng, rất tốt cho sức khỏe con người. Đây là những điều kiện lý tưởng để Kim Bôi phát triển các loại hình du lịch, sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng và tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Khai thác tiềm năng du lịch tâm linh, không gian văn hóa Mường

(HBĐT) - Cao Phong - vùng đất Mường Thàng giàu bản sắc văn hóa truyền thống, còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc dân tộc, là một phần trong nền Văn hóa Hòa Bình, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa gắn với quá trình đấu tranh của dân tộc, đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực du lịch

(HBĐT) - Hiện nay, du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh. Với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, trong đó xác định yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh luôn quan tâm, chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục