(HBĐT) - Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần đảm bảo quyền lợi của khách du lịch. Các cấp, ngành, địa phương cần thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng "chặt chém”, chèo kéo khách; đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, vệ sinh an toàn thực phẩm.


Hàng năm, đông đảo khách du lịch đến thăm quan Đền Bờ đặt ra vấn đề quản lý, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho thực khách.

Theo phản ánh của người dân, tại một số điểm du lịch, thậm chí ở đền, chùa còn tồn tại tình trạng chèo kéo khách, bán hàng không niêm yết giá… Chị Nguyễn Huyền Trang, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) trăn trở: Dịp đầu năm, gia đình tôi thường tới chiêm bái tại Đền Bờ, chùa Tiên và tham gia Lễ hội Khai hạ Mường Bi, Khai mùa Mường Thàng… Chốn linh thiêng đền, chùa và các lễ hội vẫn diễn ra tình trạng bán hàng rong tràn lan. Lễ hội thì như hội chợ bán đồ ăn chín với đủ loại xúc xích, thịt hun khói. Điều đáng buồn đó không phải là những đặc sản của địa phương. Cửa hàng không niêm yết giá bán, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách du lịch. 

Tỉnh ta có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa, tâm linh, sinh thái… Phát triển du lịch đã góp phần xóa đói, giảm nghèo tại một số xã khó khăn như: Xã Suối Hoa (Tân Lạc), xã Tiền Phong (Đà Bắc), xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu)… Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã thu hút 30 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tổng vốn hơn 10.000 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 434 cơ sở lưu trú đã được thẩm định, gồm: 6 khách sạn 3 sao, 25 khách sạn 2 sao, 8 khách sạn 1 sao, 238 nhà nghỉ với 4.200 buồng phòng và 157 homestay; 9 điểm du lịch địa phương được công nhận. Số lượng khách và doanh thu từ du lịch tăng theo từng năm: Năm 2016, tỉnh đón 2.274.000 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt khoảng 1.038,3 tỷ đồng. Đến năm 2019, đón 3,1 triệu lượt khách, doanh thu đạt 1.152 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, do ảnh dưởng của dịch Covid-19, ngành du lịch gặp nhiều khó   khăn. Để thu hút khách du lịch, các công ty lữ hành, điểm du lịch cộng đồng thực hiện nhiều hoạt động khuyến mại như: Giảm giá phòng nghỉ, bốc thăm trúng thưởng, tặng quà lưu niệm…

Nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch, tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình kích cầu du lịch nội địa, Sở VH-TT&DL tăng cường rà soát các hoạt động cung ứng dịch vụ, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch trái phép, không đúng chức năng, cung cấp các dịch vụ kém chất lượng. Ngoài ra, các địa phương tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ, tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất; kịp thời thay thế, sửa chữa trang thiết bị hỏng hóc, thay mới các vật dụng đã cũ, không đảm bảo chất lượng. 

Ông Phạm Hữu Chiến, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh khuyến cáo: Nhằm kích cầu du lịch nội địa, nhiều công ty lữ hành có nhiều chương trình khuyến mại giảm giá phòng, giảm giá vé máy bay... Tuy nhiên, người dân cần lựa chọn những doanh nghiệp có uy tín để đặt tour, tránh tình trạng bị lừa. Trước khi lựa chọn điểm du lịch cần tham khảo ý kiến của những người đã từng tới điểm du lịch đó. Người tiêu dùng cần nêu cao cảnh giác trước hoạt động tổ chức đi thăm quan, du lịch miễn phí của các công ty, doanh nghiệp xong tổ chức bán hàng. Song song với đi du lịch, người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về phòng, chống dịch Covid-19 như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay...


   Thu Thủy



Các tin khác


Lướt sóng ba đào

(HBĐT) - Năm 2019, ngành Du lịch đón hơn 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ trên 85 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu đạt hơn 720 nghìn tỷ đồng, Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới xếp hạng 7/10 quốc gia tăng trưởng về du lịch cao nhất; năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trong danh sách xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (63/140 nền kinh tế)… Vì thế, năm 2019 được coi là một năm rất thành công của ngành Du lịch Việt Nam. Để có được những thành quả ấn tượng đó, phải kể đến sự góp sức quan trọng của các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên khắp đất nước.

Xã Tiền Phong: Phát triển du lịch gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Nếu không có du lịch cộng đồng (DLCĐ), chắc hẳn không mấy ai biết tới các bản làng Mường ở xã Tiền Phong (Đà Bắc) xa xôi và nhiều gian khó. Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường vùng hồ rất có thể sẽ bị lãng quên. Từ năm 2015 trở lại đây, với sự hỗ trợ của Quỹ Australia vì nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AFAP), các bản làng nơi đây có bước chuyển mình, hình thành các điểm đến du lịch hấp dẫn. Trong hành trình khám phá du lịch vùng hồ Hòa Bình, nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài đã dành trọn tình cảm yêu mến đối với con người và vùng đất này.

Du khách ghé Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế dịp cuối năm được ưu đãi "khủng"

Hàng loạt ưu đãi khủng được ngành du lịch 3 tỉnh miền Trung dành cho du khách tham quan khám phá những tháng cuối năm vừa chính thức công bố với nhiều gói dịch vụ hấp dẫn.

Điểm nhấn du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng trên đất cổ Mường Vang

(HBĐT) - Theo Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh, giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn 2030, huyện Lạc Sơn thuộc Cụm du lịch Mai Châu - Tân Lạc - Lạc Sơn - Cao Phong. Với tài nguyên sinh thái phong phú và nổi bật, nhiều sản phẩm đã định hướng đưa vào khai thác, du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng được lựa chọn là điểm nhấn du lịch ở vùng đất cổ Mường Vang.

Đón trên 2,85 triệu lượt khách thăm quan, du lịch

(HBĐT) - Kể từ quý III, hoạt động du lịch của tỉnh có những chuyển biến tích cực sau ảnh hưởng của diễn biến đại dịch Covid-19. Theo Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch, 10 tháng năm 2020, tổng lượt khách thăm quan, du lịch tại địa bàn tỉnh đạt 2.850.000 lượt, trong đó có 320.000 lượt khách quốc tế, 2.530.800 lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch khoảng 1.700 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục