(HBĐT) - Nếu không có du lịch cộng đồng (DLCĐ), chắc hẳn không mấy ai biết tới các bản làng Mường ở xã Tiền Phong (Đà Bắc) xa xôi và nhiều gian khó. Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường vùng hồ rất có thể sẽ bị lãng quên. Từ năm 2015 trở lại đây, với sự hỗ trợ của Quỹ Australia vì nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AFAP), các bản làng nơi đây có bước chuyển mình, hình thành các điểm đến du lịch hấp dẫn. Trong hành trình khám phá du lịch vùng hồ Hòa Bình, nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài đã dành trọn tình cảm yêu mến đối với con người và vùng đất này.


Du khách thăm quan, tìm hiểu mô hình "quán tự giác" của người Mường Ao Tá, xã Tiền Phong (Đà Bắc).

Nằm bên dòng sông Đà trải dài, thơ mộng, bản DLCĐ Đá Bia (nay là xóm Đức Phong) là nơi sinh sống của hơn 40 hộ dân, 100% là người Mường Ao Tá. Theo ông Đinh Văn Đại, Bí thư chi bộ xóm Đức Phong, cộng đồng người Mường Ao Tá trên địa bàn huyện hiện chỉ tập trung ở 2 xóm Đức Phong và Mực của xã Tiền Phong. Bên cạnh cảnh quan rừng núi, sông nước, môi trường, khí hậu mát mẻ, trong lành, Đá Bia khơi gợi trí tò mò, thu hút du khách bởi nét văn hóa đặc sắc của người Mường Ao Tá. Ở đây, hầu hết bà con bảo tồn được nhà sàn theo kiến trúc cổ. Nhiều phong tục, tập quán đẹp vẫn lưu giữ trong lời ăn, tiếng nói, đời sống sinh hoạt thường ngày.

Trước đây, người Mường ở Đá Bia chủ yếu mưu sinh bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, trồng rừng. Từ khi tiếp cận nghề làm du lịch, đã có 5 hộ cải tạo nhà cửa, tham gia xây dựng mô hình dịch vụ lưu trú homestay đón tiếp du khách đến trải nghiệm. Trên 40 người dân địa phương tham gia vào các hoạt động dịch vụ tàu thuyền, tổ ẩm thực, đội văn nghệ... Đến đây, bên cạnh cảm giác chinh phục thiên nhiên, du khách được trải nghiệm không gian văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân bản xứ. Ngoài ra, khám phá một điều thú vị về "quán tự giác" - hình thức mua bán, trao đổi giống siêu thị của người Mường Hòa Bình. Thưởng thức ẩm thực của người Mường Ao Tá, chủ yếu lấy từ nguồn tự cung, tự cấp như gà chạy bộ, lợn thả rông, cá sông Đà, rau rừng đồ... được chế biến với hương vị riêng, lạ miệng, đậm đà.

Tại xã Tiền Phong còn có một bản Mường khác tên gọi Mó Hém vừa bắt đầu phát triển DLCĐ. Bản là nơi sinh sống của hơn 30 hộ dân, đón khách từ năm 2019, là điểm đến mới nhất của dự án DLCĐ tại Đà Bắc. Đến đây, du khách được tận hưởng không khí trong lành vùng hồ, lưu trú tại các nhà nghỉ cộng đồng truyền thống, đi bộ thăm quan bản làng, tìm hiểu truyền thống của người Mường vùng hồ, tham gia các hoạt động đánh bắt cá, hoặc tự nấu những món ăn truyền thống của người bản địa, thưởng thức ẩm thực, giao lưu văn nghệ...

Đồng chí Bùi Văn Ánh, Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: Cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, Công ty DLCĐ Đà Bắc, xã đã lựa chọn hướng đi mới để khai thác tiềm năng, thế mạnh là các giá trị cảnh quan thiên nhiên, văn hóa người Mường bản xứ. Nhằm tạo môi trường thân thiện, để lại trong du khách những ấn tượng đẹp, khó quên, các xóm, bản làm DLCĐ thực hiện, áp dụng tốt những quy tắc ứng xử văn hóa đã đề ra, như: không mua hàng, không sử dụng dịch vụ từ những người bán hàng rong chèo kéo, không mua bán sản phẩm săn bắt hoặc chặt phá rừng, tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương... Đáng mừng là ngày càng có nhiều khách đến thăm quan, du lịch tại các bản DLCĐ Mó Hém, Đá Bia. Qua đó, góp phần cải thiện đời sống người dân, đồng thời quảng bá, giới thiệu hình ảnh thiên nhiên, con người, văn hóa bản địa đến bạn bè trong nước, quốc tế.


Bùi Minh


Các tin khác


Tháp Bà Ponagar - linh hồn Chăm Pa giữa lòng phố biển

(HBĐT) - Đã là lần thứ ba tôi đến với thành phố biển xinh đẹp Nha Trang (Khánh Hòa). Như một thói quen, việc đầu tiên tôi làm khi đặt chân đến nơi đây là ghé thăm Tháp Bà Ponagar - ngôi tháp cổ hơn 1.000 năm tuổi là nơi lưu giữ linh hồn Chăm Pa cổ xưa. Đây là khu di tích có giá trị lịch sử - văn hóa lâu đời, với quần thể kiến trúc độc đáo thuộc nền văn hóa Chăm Pa, được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII.

Hòa Bình có hơn 100 bản du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Tính đến tháng 10/2020, Hòa Bình có hơn 100 bản du lịch cộng đồng phân bố rộng khắp trên địa bàn và nhiều khu nghỉ dưỡng có chất lượng. Nổi bật là khu nghỉ dưỡng Ba Khan village resort, Kim Bôi Serena, các điểm du lịch cộng đồng như bản Lác, bản Ké, xóm Đá Bia…

Khởi sắc du lịch Tân Lạc

(HBĐT) - Giai đoạn 2016 - 2020, lĩnh vực du lịch của huyện Tân Lạc tăng trưởng đạt 32%. Trong đó, tăng về lượt khách đạt 16,6%, tăng về thu nhập đạt 37,2%, tăng về lao động đạt 42,3%. Trong 9 tháng năm 2020, doanh thu từ du lịch trên địa bàn huyện ước đạt 15,6 tỷ đồng. Những con số này cho thấy huyện đã từng bước phát huy được tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch.

Tiếp tục ưu tiên các nguồn lực cho phát triển du lịch 

(HBĐT) - Đó là nội dung cốt lõi được đề cập tại Kết luận số 579- KL/TU, ngày 30/10/2020 của BTV Tỉnh ủy sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU, ngày 22/9/2017 của BTV Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 08, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Thủy mạch sơn lâm An Hảo

(HBĐT) - Sự linh thiêng đã là phần hồn của nguồn thủy mạch nơi vùng đất thiêng Thất Sơn trong văn hóa chia ngọt sẻ bùi của người dân vùng Bảy Núi, đã thôi thúc "Người đi tìm hình cho nước” lặn lội tìm, nghiên cứu, khai thác và thành công mang sản phẩm nước uống thiên nhiên An Hảo đến với cuộc đời.

Ba Khan - điểm du lịch nổi tiếng bên hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Thung lũng Ba Khan, xã Sơn Thủy (Mai Châu) hiện là địa chỉ quen thuộc đối với du khách trong và ngoài nước. Vào những ngày cuối tuần, kỳ nghỉ lễ, các nhóm "phượt" yêu thích khám phá, chinh phục, nhiều đoàn khách gia đình lựa chọn điểm đến này để thưởng ngoạn, tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục