(HBĐT) - Từ trung tâm xã Vân Sơn (Tân Lạc), chúng tôi vượt qua hơn 2km đường liên xã đã xuống cấp, tiếp đó là cẩn trọng "bò” thêm khoảng gần 2km đường bê tông liên xóm khá nhỏ và quanh co mới lên được đến được điểm du lịch cộng đồng xóm Chiến. Đường lên xóm khá nhỏ, hai bên đường các hộ dân đã xây tường bao kiên cố, xe 29 chỗ khó mà qua được. Đây cũng chính là lý do đã có những đơn vị lữ hành đến khảo sát để đưa khách đến xóm Chiến nhưng rồi thất vọng quay đi.

 


Hộ dân xóm Chiến, xã Vân Sơn (Tân Lạc) đầu tư sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ dùng làm homestay đón khách du lịch.

 

Lên đến xóm Chiến, mở ra trước mắt chúng tôi là không gian đồng ruộng bao la, núi đồi hoang sơ, không khí trong lành, sảng khoái. Người dân xóm Chiến vẫn giữ được đậm nét phong tục, văn hóa người Mường như ở nhà sàn, trang phục dân tộc. Nhìn từ trên cao, khu vực trung tâm xóm Chiến như một chiếc bát úp giữa thung lũng. Những ngôi nhà sàn nằm rải rác từ chân đồi lên đến đỉnh đồi càng làm cho bức tranh thiên nhiên thêm sinh động. Đi bộ cách đó không xa là bãi cỏ đất trống khá rộng, rất phù hợp cho các hoạt động vui chơi, tập thể, đốt lửa trại. Đến xóm Chiến mùa này càng thích thú hơn khi đúng vào mùa quýt cổ chín. Quýt cổ xóm Chiến vốn đã có tiếng với mùi thơm đặc trưng ngay từ khi bắt đầu bóc vỏ, tiếp đến là vị ngọt thoảng chua rất thanh. Đặc biệt, quýt ở đây được bà con trồng ngay trong vườn nhà, tận dụng từng khoảng đất trống. Những chùm quýt chín vàng đung đưa ngay bên cửa sổ càng làm cho cảnh sắc nơi đây thêm xinh đẹp, sống động. Đặc biệt, những cây quýt cổ ở đây tuyệt đối không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.

Từ những tiềm năng, lợi thế đó mà cuối năm 2018, xóm Chiến đã được Quỹ Australia vì Nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AOP) hỗ trợ kinh phí triển khai dự án "Cải thiện sinh kế bền vững thông qua phát triển Du lịch cộng đồng”. Địa phương đã lựa chọn 3 hộ có điều kiện thuận lợi ở xóm Chiến để triển khai mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú. Cùng với nguồn lực cho vay của dự án, các hộ đã đầu tư sửa sang lại nhà cửa đảm bảo mang tính truyền thống và tiện nghi. Bình quân mỗi hộ có thể đón tiếp từ 14 - 16 khách mỗi ngày. Ngoài 3 hộ nòng cốt trên, 56/70 hộ trong xóm cùng ttham gia mô hình đưa, đón phục vụ khách du lịch. Trong đó có 14 hộ tham gia nhóm văn nghệ, 14 hộ tham gia nhóm đón tiếp khách và hướng dẫn viên; 14 hộ tham gia nhóm dịch vụ bán hàng; 14 hộ tham gia vào nhóm cho thuê phương tiện và 14 hộ tham gia nhóm ẩm thực. Đặc biệt từ khi đầu tư thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, cảnh quan môi trường trong xóm đã được cải thiện đáng kể. Xóm đã quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xa trung tâm khu dân cư, chỉnh trang lại đường làng, ngõ xóm, làm cho diện mạo xóm thực sự đổi khác.

Ông Hà Văn Thuấn, chủ homestay Xuân Trường, xóm Chiến cho biết: Khách lưu trú toàn bộ nhà sàn thì hết 1,2 triệu đồng/sàn hoặc 100 nghìn đồng/người và 120 nghìn đồng/suất ăn. Khách đến đây thích không khí trong lành, nguồn nước sạch dẫn từ đỉnh núi cao về. Một số khách thích đi leo núi, trải nghiệm đồi U Bò, động Nam Sơn… Các homestay đều ở vị trí cao nên từ đây du khách có thể thoải mái ngắm cảnh, quan sát. Nếu không có dịch Covid-19, trung bình mỗi tháng, nhà tôi đón khoảng 100 khách. Có những đợt khách lên đông nhưng xóm có 3 hộ làm homestay nên không đủ chỗ cho khách ở. Đường giao thông lên xóm còn khó khăn nên nhiều đơn vị đã đến khảo sát, rất thích cảnh sắc, văn hóa nhưng không đưa khách đến vì đường vào xóm nhỏ, xe ô tô đi không vừa.

Điểm giao nhau giữa 3 homestay là một ngã ba ở giữa xóm, đây là khu vực rộng nhất nhưng cũng chỉ đủ cho 2 xe 5 chỗ tránh nhau hoặc quay đầu. Xóm chưa quy hoạch được bãi đỗ xe, đường đi lên các homestay quá chật hẹp. Cùng với đó, sản phẩm du lịch nghèo nàn là điểm nghẽn mấu chốt của du lịch xóm Chiến hiện nay. Chị Nguyễn Thị Hồng Vân, quận Đống Đa (TP Hà Nội) cho biết: Không khí trong lành, không gian yên tĩnh là điều hấp dẫn chúng tôi lên với xóm Chiến. Lên đến đây, chúng tôi có cảm giác được lái xe trải nghiệm cung đường quanh co; được ăn những món ăn mang đậm bản sắc dân tộc Mường; đêm được ngủ nhà sàn nghe tiếng ếch nhái kêu… Đúng là không gian nghỉ dưỡng lý tưởng. Tuy nhiên, xóm Chiến hiện ít chỗ để vui chơi, chưa có các đồ lưu niệm để du khách mua về làm quà tặng, chưa có nhiều thứ cho trẻ con trải nghiệm… Xóm Chiến cần dần khắc phục được những vấn đề đó để du khách đã đến xóm Chiến còn muốn quay trở lại. Ngoài ra, vấn đề giới thiệu, quảng bá du lịch chưa thực sự tốt, thông tin về du lịch xóm Chiến chưa nhiều. Trong khi đó thì nhu cầu của các hộ gia đình, du khách tìm đến các điểm nghỉ dưỡng còn nguyên sơ như xóm Chiến là rất nhiều.

 

Dương Liễu


Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Xây dựng điểm đến du lịch tâm linh, tín ngưỡng hấp dẫn

(HBĐT) - Trong đề án phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện Yên Thủy đưa ra mục tiêu cụ thể là phát triển huyện trở thành điểm đến du lịch tâm linh, tín ngưỡng trọng điểm của tỉnh, là điểm đến thân thiện, an toàn, hấp dẫn khách du lịch.

Nâng tầm bản du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Từ lâu, vẻ đẹp của bản Lác đã được ví von như một "nàng tiên” e ấp, kiều diễm ở thung lũng Mai Châu thơ mộng. Thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (KDCNTMKM), "nàng tiên” này được khoác lên mình tấm áo mới, vẻ đẹp ngày càng cuốn hút du khách gần xa.

Ruốc cá - món quà hấp dẫn từ hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Ruốc cá trắm đen, ruốc cá lăng đen và ruốc cá lăng vàng sông Đà được làm từ 3 loại cá đặc sản, giàu dinh dưỡng. Đây là những sản phẩm mới của Công ty TNHH thủy sản Hải Đăng vừa được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh, năm 2020.

Phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững

(HBĐT) - Là vùng đất giao thoa, kề cận với Thủ đô Hà Nội và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, giàu bản sắc văn hóa, phong cảnh thiên hữu tình, khí hậu trong lành là những nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch. Tỉnh ta đang triển khai những giải pháp cụ thể khai thác tiềm năng, lợi thế đánh thức và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Duy trì kích cầu du lịch sang năm 2021

Trong hơn hai tháng qua, hàng loạt các hoạt động kích cầu du lịch cuối năm được nhiều địa phương khởi động nhằm đưa du lịch trong nước phục hồi trở lại sau thời gian trầm lắng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Những ngày cuối năm 2020, một số địa phương là điểm đến du lịch đã quyết định gia hạn, duy trì gói kích cầu du lịch trong nước vắt sang cả năm 2021.

Kích cầu du lịch tạo đòn bẩy phát triển đất Sen hồng

(HBĐT) - Dịch Covid-19 đã "tung những đòn giáng mạnh” vào hầu hết hoạt động kinh tế, khiến nhiều DN không thể trụ vững. Đến nay, tuy kiểm soát được dịch nhưng hậu quả Covid-19 để lại vẫn khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào trạng thái "chỉ mành treo chuông”. Để vượt ải khó khăn, các doanh nghiệp cần những cú hích để chuyển mình, trở lại đường đua kinh doanh một cách mạnh mẽ nhất. Cty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp (Dong Thap Tourist) mạnh dạn đầu tư vào các nhân tố tăng trưởng cùng ngành du lịch địa phương giải bài toán lưu trú, đồng thời đưa bức tranh du lịch tỉnh nhà thêm nhiều gam màu mới, hấp dẫn hơn trong mắt du khách phương xa. Đặc biệt, ngành công nghiệp không khói hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị hữu hình lẫn vô hình thay đổi diện mạo nông thôn Đất Sen hồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục