(HBĐT) - Rộng ước chừng đến hơn 275ha trên vùng bán sơn địa, công trình Nhà máy điện mặt trời Sao Mai tại huyện Tịnh Biên đang ngày càng "tán xạ” rực rỡ biểu tượng của sự phồn thịnh, của bước chuyển mình sang kỷ nguyên những kỳ quan nhân tạo vĩ đại. Ở đó, bằng lăng kính chiến lược tầm vĩ mô của nhà đầu tư và sự giúp sức nhiệt thành từ cấp Trung ương đến địa phương, một bức họa đồ sơn thủy khô cằn của vùng biên thùy Tây Nam đang dần được thay thế bởi những điều kỳ vĩ, nơi hai dòng "năng lượng” - hiện đại và tâm linh đang song song tồn tại và không ngừng chảy xuyên suốt nội tại của đại dự án quang năng này.


Bước qua cánh cổng thời gian…

Kỳ quan là khi ở đó, một công trình hay một tạo tác vĩ đại lại có thể tạo ra được mỹ cảm cho tất cả mọi người khi chiêm ngưỡng. Vì ngay tại trong công trình kiến trúc ấy hàm chứa ý nghĩa vị nhân sinh hay một bài học nhân quan sâu sắc. Khi đó, nó khơi gợi ra trong mỗi người một cảm xúc riêng biệt và một cách nhìn đa sắc màu về sự hùng vĩ.

Nếu như công trình Kim tự tháp Giza được xem là biểu tượng cho quyền lực của đế chế hùng mạnh thời cổ đại, vì nó tượng trưng cho sự bất tử và ước vọng đạt đến đỉnh cao của sự vĩ đại xứng danh với thần, thì khi bước qua cánh cổng thời gian đến hiện tại, thứ công cụ khai thác sức mạnh của Thần ánh sáng - pin mặt trời, lại chính là một kỳ quan nhân tạo mới, là thành tựu kỳ diệu mà nhân loại có được.

Sẽ thật lạ nếu như đại công trình dưới chân núi Cấm ấy không được gọi là kỳ quan, khi mà chính nó đã "sản xuất” ra nguồn năng lượng tích cực cho cả khu vực. Không chỉ đạt tính thẩm mỹ cao khi có một thảo nguyên pin mặt trời rộng mênh mông hút tầm mắt, mà công trình đó còn là biểu tượng của sự phát triển kỷ nguyên công nghiệp 4.0 hội nhập đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế, cung cấp nền tảng năng lượng bền vững cho quốc gia và giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu của thế giới.

 

Kỳ "quang” điện mặt trời dưới chân núi Cấm

Về thăm lại đất phật Thất Sơn, ông giáo già từng giảng dạy ở trường Tiểu học D An Hảo chia sẻ: "Gần 30 năm gắn bó với 4 đơn vị trường học, tui thấy đời sống người dân bây giờ sướng hơn nhiều lắm. Kể từ khi có ông Sao Mai về đây cho xây cái đồn điền điện mặt trời ở dưới chân núi mà mấy hộ dân ở đây cũng được đà ăn nên làm ra, sung túc hơn cái thời mà họ cứ quẩn quanh với cái nghề nông quanh năm suốt tháng lam lũ kia. Kì thực công trình này đã "thắp sáng” cả khu vực Tịnh Biên giàu đẹp hơn rất nhiều so với trước”.

…là chạm ngay đến vùng đất tâm linh

Vùng Thất Sơn luôn đem đến cho du khách một "trường năng lượng” có thể kết nối với tinh thần vũ trụ và thế giới tâm linh, bằng những sự việc mang linh kiến từ thực tế. Tọa lạc tại vùng đất là trung tâm thần thoại khu vực Tây Nam Bộ, Nhà máy điện mặt trời Sao Mai cũng không ngoại lệ khi ở đây tồn tại dòng chảy năng lượng tâm linh xuyên suốt quá trình xây dựng và hoàn thành.

Ở cái tiết trời oi bức của mùa hè tháng 5/2019, nơi đây đã từng tốn nhiều giấy mực của giới truyền thông khi có sự "ghé thăm” của hai ông Thần Xà trong quá trình thi công giai đoạn 1. Nếu nói điều đó là kỳ ngộ ngầm hiểu rằng các vị thần đã ủng hộ việc xây dựng Nhà máy điện, thì sẽ thật ngoa khi nói đó chỉ là ngẫu nhiên khi một lần nữa, mạch nước ngầm dồi dào bấy lâu nay chảy xuyên suốt và không ngừng dưới lòng khu vực bán sơn địa này lại được khơi thông cũng bởi nhà đầu tư ấy.

Thế giới tâm linh là thế giới của sự thiêng liêng, mà ở đó chỉ có những gì cao cả, lương thiện và đẹp đẽ mới có thể vươn tới. Xuất phát từ đức tin ấy, nhà đầu tư luôn biết cách trân trọng nguồn năng lượng tâm linh qua việc tạc lại những điều kỳ ngộ thuở trước bằng biểu tượng mang nét tôn giáo truyền thống của dân tộc. Một góc thiêng nơi khu du lịch điện mặt trời như ghi nhớ đến "công ơn” phù hộ của cặp rắn thần, đến thổ địa sơn thần của vùng Bảy Núi đối với sự thành công của kỳ quan nhân tạo ngày hôm nay. Gốc me nghìn tuổi bệ vệ đứng như minh chứng cho tiềm năng của điện mặt trời Sao Mai trường kỷ lớn mạnh.

 

"Góc thiêng” nơi khu du lịch điện mặt trời

Giờ đây, về thăm lại chiến trường Tây Nam xưa, ai cũng cảm nhận được sự thay da đổi thịt của vùng đất nơi mà mọi quyết tâm thay đổi từ cấp Chính quyền cho đến nhân dân, đều được bù đắp xứng đáng. Bằng công trình điện mặt trời, một trong những công trình tiên phong trong phong trào xây dựng khu vực ngày một khang trang và giàu đẹp, "năng lượng” nơi đây tỏa ra đã đem lại cuộc sống mới cho người dân, dần xua đi những hình ảnh lam lũ vất vả nơi triền núi và những giọt mồ hôi lấm tấm trên những thửa ruộng khô cằn.

Bằng sự ủng hộ của NHÂN và phù hộ của THẦN, kỳ quan nơi biên thùy chắc chắn sẽ là điểm giữ chân du khách đến với vùng đất phật Thất Sơn trong cẩm nang du lịch miền Tây hiện đại.


Thái Ngọc


Các tin khác


Thăm đảo ngọc Tuần Châu

(HBĐT) - Trở lại Tuần Châu sau hơn 10 năm, làng biển năm nào, đảo Tuần Châu năm nào giờ đã là ngọc châu tỏa sáng bên bờ di sản vịnh Hạ Long. Đảo được quy hoạch, đầu tư xây dựng bài bản, đẳng cấp, có hạ tầng đồng bộ, các sản phẩm dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế, xứng tầm với vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh và "ngành công nghiệp không khói" của đất nước.

Huyện Yên Thủy: Xây dựng điểm đến du lịch tâm linh, tín ngưỡng hấp dẫn

(HBĐT) - Trong đề án phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện Yên Thủy đưa ra mục tiêu cụ thể là phát triển huyện trở thành điểm đến du lịch tâm linh, tín ngưỡng trọng điểm của tỉnh, là điểm đến thân thiện, an toàn, hấp dẫn khách du lịch.

Nâng tầm bản du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Từ lâu, vẻ đẹp của bản Lác đã được ví von như một "nàng tiên” e ấp, kiều diễm ở thung lũng Mai Châu thơ mộng. Thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (KDCNTMKM), "nàng tiên” này được khoác lên mình tấm áo mới, vẻ đẹp ngày càng cuốn hút du khách gần xa.

Ruốc cá - món quà hấp dẫn từ hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Ruốc cá trắm đen, ruốc cá lăng đen và ruốc cá lăng vàng sông Đà được làm từ 3 loại cá đặc sản, giàu dinh dưỡng. Đây là những sản phẩm mới của Công ty TNHH thủy sản Hải Đăng vừa được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh, năm 2020.

Phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững

(HBĐT) - Là vùng đất giao thoa, kề cận với Thủ đô Hà Nội và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, giàu bản sắc văn hóa, phong cảnh thiên hữu tình, khí hậu trong lành là những nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch. Tỉnh ta đang triển khai những giải pháp cụ thể khai thác tiềm năng, lợi thế đánh thức và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Duy trì kích cầu du lịch sang năm 2021

Trong hơn hai tháng qua, hàng loạt các hoạt động kích cầu du lịch cuối năm được nhiều địa phương khởi động nhằm đưa du lịch trong nước phục hồi trở lại sau thời gian trầm lắng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Những ngày cuối năm 2020, một số địa phương là điểm đến du lịch đã quyết định gia hạn, duy trì gói kích cầu du lịch trong nước vắt sang cả năm 2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục