Một số khảo sát trong nước và quốc tế gần đây chỉ ra rằng, du lịch cộng đồng sẽ là xu hướng chủ đạo sau đại dịch Covid-19. Vì vậy, để tận dụng cơ hội phát triển đa dạng và bền vững các sản phẩm du lịch cộng đồng trở thành động lực trong xây dựng nông thôn mới (NTM), cần sự nỗ lực từ nhiều phía.


Du lịch cộng đồng tại bản Che Căn, xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).Ảnh: MINH HÀ

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), hiện cả nước có hơn 1.300 khu, điểm du lịch thuộc các địa phương. Trong đó có khoảng 70% là các điểm du lịch thuộc khu vực nông thôn. Tuy nhiên không phải mô hình nào cũng hoạt động hiệu quả, nhất là khi dịch Covid-19 đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng.

Bản Sin Suối Hồ (người H’Mông), xã Sin Suối Hồ, Phong Thổ, Lai Châu, là một trong những làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của cả nước. Bản hiện có 150 chỗ lưu trú, bằng 1/5 dân số. Người dân làm du lịch bằng sự sáng tạo, từ việc xếp đá làm đường, làm homestay, nhà ăn cho đến trang trí bản, thiết kế các hoạt động du lịch... Mọi kiến trúc được bảo tồn, phát huy tối đa văn hóa bản địa; sạch đẹp, thuần khiết. Năm 2019, bản đón gần 20 nghìn lượt khách. Các năm sau, lượng khách đến bản ngày càng nhiều hơn.

Phát triển du lịch cộng đồng cũng là thế mạnh tại nhiều huyện, xã của tỉnh Đồng Tháp. Theo khảo sát năm 2019 của UBND tỉnh, người dân tham gia làm du lịch cộng đồng có thu nhập gia tăng hằng năm lên tới 30 đến 40% so với làm vườn, nuôi cá. Thậm chí tại Cù Lao Chàm, nhiều năm liền địa phương phải nhận cứu trợ 30 đến 40 tấn gạo/năm từ Trung ương; thu ngân sách gần như bằng không. Từ khi làm du lịch, nguồn thu đã lên tới gần 400 tỷ đồng/ năm. Chia sẻ của những hộ dân trong câu lạc bộ Du lịch Cồn Sơn cho biết, làm du lịch cộng đồng cho mức thu nhập cao hơn 5 lần so với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng trước khi làm du lịch.

Theo Chủ tịch Công ty Dịch vụ du lịch Vòng tròn Việt, chuyên gia tư vấn phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Ths Phan Đình Huê, thay đổi căn bản nhất khi các làng, xã trở thành những trung tâm du lịch nông nghiệp, nông thôn chính là thu nhập của người dân tốt, nguồn thu của ngân sách dồi dào, chắc chắn sẽ được tái đầu tư cho hạ tầng, giúp cho địa phương khang trang hơn. Đồng thời khi cuộc sống ở nông thôn tốt hơn, cũng sẽ góp phần giảm di dân về các thành phố, khu đô thị.

Theo Thứ trưởng NN và PTNT Trần Thanh Nam, việc phát triển du lịch nông thôn sắp tới cần gắn với xây dựng NTM và có đề án phù hợp, cần nghiên cứu cơ chế chính sách cho việc phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn và xây dựng đề án phát triển dài kỳ, cũng như xây dựng các quy hoạch cần thiết về phát triển thị trường khách du lịch, về nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn sao cho tương xứng với tiềm năng phát triển của du lịch cộng đồng (hiện nay, nguồn lao động phục vụ trong du lịch cộng đồng chỉ chiếm khoảng 5 đến 15% tổng lực lượng lao động trong ngành du lịch).

Để phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, giai đoạn 2011 - 2020, Chính phủ đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch với kinh phí là khoảng 10.200 tỷ đồng, ngoài ra ngân sách các tỉnh/thành phố cũng bổ sung vào nguồn đối ứng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch khoảng gần 300 đến 350 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, 29 địa phương trong cả nước cũng đã ban hành các chính sách riêng để phát triển du lịch, trong đó có 11 địa phương ban hành các đề án, nghị quyết, chính sách hỗ trợ đặc thù cho du lịch nông thôn như Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu,... nhằm khai thác các thế mạnh nổi trội, đồng thời gắn kết và phát huy một cách toàn diện, hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài tỉnh để đạt được nhiều mục tiêu xây dựng NTM, phát triển du lịch bền vững.

Theo ông Dương Minh Bình, chuyên gia du lịch cộng đồng cho biết, nguồn vốn ngân sách đóng vai trò như "vốn mồi”, tạo động lực cho sự phát triển du lịch. Ngoài ra, việc thu hút các nguồn lực khác tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch và cơ sở kinh doanh du lịch cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với các địa bàn khó khăn và làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các địa phương.

Để tiếp sức cho du lịch cộng đồng, Đề án phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM phù hợp với định hướng xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 đã được Bộ NN và PTNT phối hợp với Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Trong tương lai, nếu Đề án được phê duyệt, và đi vào triển khai các giải pháp phát triển du lịch nông thôn, trọng tâm là phát triển du lịch cộng đồng sẽ là cơ sở để có được các cơ chế, chính sách đặc thù phục vụ cho phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM.


Theo Báo Nhân DânTheo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), hiện cả nước có hơn 1.300 khu, điểm du lịch thuộc các địa phương. Trong đó có khoảng 70% là các điểm du lịch thuộc khu vực nông thôn. Tuy nhiên không phải mô hình nào cũng hoạt động hiệu quả, nhất là khi dịch Covid-19 đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng.

Bản Sin Suối Hồ (người H’Mông), xã Sin Suối Hồ, Phong Thổ, Lai Châu, là một trong những làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của cả nước. Bản hiện có 150 chỗ lưu trú, bằng 1/5 dân số. Người dân làm du lịch bằng sự sáng tạo, từ việc xếp đá làm đường, làm homestay, nhà ăn cho đến trang trí bản, thiết kế các hoạt động du lịch... Mọi kiến trúc được bảo tồn, phát huy tối đa văn hóa bản địa; sạch đẹp, thuần khiết. Năm 2019, bản đón gần 20 nghìn lượt khách. Các năm sau, lượng khách đến bản ngày càng nhiều hơn.

Phát triển du lịch cộng đồng cũng là thế mạnh tại nhiều huyện, xã của tỉnh Đồng Tháp. Theo khảo sát năm 2019 của UBND tỉnh, người dân tham gia làm du lịch cộng đồng có thu nhập gia tăng hằng năm lên tới 30 đến 40% so với làm vườn, nuôi cá. Thậm chí tại Cù Lao Chàm, nhiều năm liền địa phương phải nhận cứu trợ 30 đến 40 tấn gạo/năm từ Trung ương; thu ngân sách gần như bằng không. Từ khi làm du lịch, nguồn thu đã lên tới gần 400 tỷ đồng/ năm. Chia sẻ của những hộ dân trong câu lạc bộ Du lịch Cồn Sơn cho biết, làm du lịch cộng đồng cho mức thu nhập cao hơn 5 lần so với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng trước khi làm du lịch.

Theo Chủ tịch Công ty Dịch vụ du lịch Vòng tròn Việt, chuyên gia tư vấn phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Ths Phan Đình Huê, thay đổi căn bản nhất khi các làng, xã trở thành những trung tâm du lịch nông nghiệp, nông thôn chính là thu nhập của người dân tốt, nguồn thu của ngân sách dồi dào, chắc chắn sẽ được tái đầu tư cho hạ tầng, giúp cho địa phương khang trang hơn. Đồng thời khi cuộc sống ở nông thôn tốt hơn, cũng sẽ góp phần giảm di dân về các thành phố, khu đô thị.

Theo Thứ trưởng NN và PTNT Trần Thanh Nam, việc phát triển du lịch nông thôn sắp tới cần gắn với xây dựng NTM và có đề án phù hợp, cần nghiên cứu cơ chế chính sách cho việc phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn và xây dựng đề án phát triển dài kỳ, cũng như xây dựng các quy hoạch cần thiết về phát triển thị trường khách du lịch, về nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn sao cho tương xứng với tiềm năng phát triển của du lịch cộng đồng (hiện nay, nguồn lao động phục vụ trong du lịch cộng đồng chỉ chiếm khoảng 5 đến 15% tổng lực lượng lao động trong ngành du lịch).

Để phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, giai đoạn 2011 - 2020, Chính phủ đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch với kinh phí là khoảng 10.200 tỷ đồng, ngoài ra ngân sách các tỉnh/thành phố cũng bổ sung vào nguồn đối ứng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch khoảng gần 300 đến 350 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, 29 địa phương trong cả nước cũng đã ban hành các chính sách riêng để phát triển du lịch, trong đó có 11 địa phương ban hành các đề án, nghị quyết, chính sách hỗ trợ đặc thù cho du lịch nông thôn như Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu,... nhằm khai thác các thế mạnh nổi trội, đồng thời gắn kết và phát huy một cách toàn diện, hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài tỉnh để đạt được nhiều mục tiêu xây dựng NTM, phát triển du lịch bền vững.

Theo ông Dương Minh Bình, chuyên gia du lịch cộng đồng cho biết, nguồn vốn ngân sách đóng vai trò như "vốn mồi”, tạo động lực cho sự phát triển du lịch. Ngoài ra, việc thu hút các nguồn lực khác tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch và cơ sở kinh doanh du lịch cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với các địa bàn khó khăn và làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các địa phương.

Để tiếp sức cho du lịch cộng đồng, Đề án phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM phù hợp với định hướng xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 đã được Bộ NN và PTNT phối hợp với Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Trong tương lai, nếu Đề án được phê duyệt, và đi vào triển khai các giải pháp phát triển du lịch nông thôn, trọng tâm là phát triển du lịch cộng đồng sẽ là cơ sở để có được các cơ chế, chính sách đặc thù phục vụ cho phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục