(HBĐT) - Ở nhiều địa phương trong cả nước, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch là hướng đi mới nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của nông nghiệp, mang lại lợi nhuận cao trong sản xuất, kinh doanh du lịch, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Nắm bắt được xu thế đó, những năm gần đây, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Mai Châu tích cực hướng dẫn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) từng bước hình thành các mô hình chi HND nghề nghiệp về du lịch. Qua đó, thể hiện sự đổi mới phương thức tập hợp hội viên, góp phần xây dựng tổ chức cơ sở hội ngày càng vững mạnh.


Mong Space - không gian văn hoá đặc sắc của người Mông hấp dẫn du khách khi đến Homestay H’Mông và trải nghiệm nông nghiệp tại xã Pà Cò (Mai Châu).

Trở lại bản Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) ngày cuối tuần, không khí nhộn nhịp sau thời gian dài ngủ yên vì dịch Covid-19. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt chị Sùng Y Dớ. Vừa hướng dẫn khách vẽ tranh sáp ong, chị vừa hào hứng chia sẻ câu chuyện trong những ngày nghỉ dịch. Gia đình chị Dớ đã làm du lịch khoảng 10 năm. Chị chia sẻ: Đi khắp nơi mới thấy quê hương mình có nhiều cái đẹp và thú vị. Những điều tưởng chừng bình thường nơi đây như nông dân giã bánh dày, rèn dao, dệt thổ cẩm… với du khách là những điều mới mẻ. Thông qua mô hình du lịch, tôi muốn du khách được trải nghiệm, khám phá nhiều hơn và lan tỏa những hình ảnh đẹp của quê hương đến mọi miền Tổ quốc. Tôi dành nhiều thời gian tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, từng bước xây dựng homestay làm du lịch. Tôi được các cấp, ngành, cơ quan truyền thông, đặc biệt là HND xã, huyện tạo điều kiện nắm bắt thị trường, học các lớp nghề về hướng dẫn du lịch, nấu ăn, quản lý nhà hàng…

Du khách đến homestay bản Mông ngày càng tăng. Nhờ vậy, gia đình chị Dớ đã tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động địa phương. Ngoài ra, còn giúp đỡ các hộ trong xóm cùng làm qua việc thành lập đội văn nghệ, bán thổ cẩm, hướng dẫn khách khám phá bản…

Mô hình du lịch cộng đồng cho thấy hiệu quả về kinh tế nên dần được mở rộng ở Chà Đáy. Năm 2019, để giúp HVND liên kết cùng phát triển, với sự hướng dẫn của HND huyện, chi Hội Nông dân nghề nghiệp Pà Cò - "Homestay H’Mông và trải nghiệm nông nghiệp” được  thành lập. Sau 3 năm hoạt động, hiện chi Hội đã có 22 hội viên tham gia.

Làm du lịch cộng đồng vừa giúp bảo tồn thiên nhiên, vừa giải quyết vấn đề sinh kế cho người dân địa phương. Qua đó, tăng giá trị cho ẩm thực, các sản phẩm nông nghiệp, du lịch, góp phần giới thiệu và quảng bá văn hoá đậm đà bản sắc. Xác định điều đó, thời gian qua, các cấp HDN trong huyện tạo điều kiện cho các hộ làm du lịch tham khảo, học tập kinh nghiệm ở những tỉnh, thành phố đã và đang thực hiện mô hình hiệu quả. Phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao ứng dụng KHKT vào sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị. Đàm phán, thỏa thuận với các đối tác để ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản và kinh doanh du lịch… 

Bán sát Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW và Hướng dẫn số 205- HD/HNDTW của BCH Trung ương HND Việt Nam về hướng dẫn quy trình thành lập và tổ chức hoạt động của chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, các chi hội nông dân làm homestay tại huyện Mai Châu được thành lập nhằm phát huy tiềm năng, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa hội viên có cùng đam mê làm du lịch cộng đồng; hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tập trung dân chủ. Đến nay, huyện đã thành lập được 2 chi hội nông dân làm homestay ở 2 xã Pà Cò, Chiềng Châu với 42 thành viên.

Đồng chí Phạm Thế Anh, Phó Chủ tịch HND huyện cho biết: Do ảnh hưởng dịch Covid-19, thu nhập của các hộ làm du lịch 2 năm gần đây giảm so với trước. Tuy nhiên, với thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/hộ/năm, có thể nói mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp nông dân làm homestay đem lại lợi nhuận khá hơn so với nguồn thu truyền thống từ trồng trọt, chăn nuôi đơn thuần. Bởi không chỉ khai thác lợi thế về thiên nhiên, các hộ còn phát triển nông nghiệp sạch. Việc tự trồng rau cải bản địa, su su, mận, đào, chanh leo, hạt bí... không dùng hoá chất được khách tin tưởng, tiêu thụ dễ dàng hơn. Đặc biệt, nhờ làm du lịch, HVND năng động hơn, trở thành những hướng dẫn viên du lịch bản địa và đem về thu nhập cho gia đình. 

Thu Hằng

Các tin khác


Định hướng Côn Đảo thành khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hóa-lịch sử-tâm linh tầm cỡ quốc tế

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 417/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2045.

Huyện Lương Sơn: Doanh thu du lịch quý I ước đạt 68,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong quý I, huyện Lương Sơn đã tập trung hướng dẫn, tuyên truyền đến các đơn vị kinh doanh du lịch, các điểm tổ chức lễ hội, cơ sở thờ tự đảm bảo công tác vệ sinh môi trường và an toàn phòng cháy, chữa cháy. Tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và kiểm tra các đơn vị kinh doanh du lịch, các điểm tổ chức lễ hội, cơ sở thờ tự thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, phối hợp với Bảo tàng tỉnh kiểm kê di tích trên địa bàn.

Hấp dẫn ẩm thực vùng hồ

(HBĐT) - Không chỉ níu chân du khách nhờ cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng bản sắc văn hoá độc đáo, vùng hồ Hòa Bình còn nổi tiếng với nhiều đặc sản, ẩm thực địa phương hòa quyện hương vị núi rừng.

Ra mắt Quỹ Hỗ trợ Phát triển Du lịch

Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2022, sáng 1/4, Quỹ Hỗ trợ Phát triển Du lịch (VTDF) đã chính thức ra mắt với cơ quan quản lý về du lịch, các Bộ/ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.

Huyện Cao Phong: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp chất lượng cao

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Cao Phong đã phát huy lợi thế, đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp chất lượng cao và các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn. Từ đó đưa huyện trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh.

Huyện Mai Châu: Kiểm soát dịch Covid-19 để phục hồi kinh tế du lịch

(HBĐT) - Để phục hồi mạnh mẽ ngành kinh tế du lịch trong điều kiện bình thường mới, huyện Mai Châu thực hiện phương châm nới lỏng nhưng không buông lỏng, đồng thời linh hoạt trong kiểm soát dịch bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục