(HBĐT) - Huyện Điện Biên Đông nằm ở phía Đông Nam tỉnh Điện Biên, cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 50km. Với nhiều tiềm năng, lợi thế, du lịch được coi là một trong những ngành mũi nhọn nhằm thúc đẩy kinh tế của huyện. Những năm gần đây, huyện đã huy động nguồn lực, kêu gọi đầu tư, từng bước phát triển du lịch, mở ra cơ hội để người dân phát triển kinh tế và góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.


Người Lào ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Nếu ai đã một lần "đổ đèo” trên cung đường từ trung tâm thành phố tới Điện Biên Đông những ngày cuối năm, hẳn sẽ ấn tượng mãi với bức tranh thiên nhiên thơ mộng với sắc vàng của hoa dã quỳ nở. Đi qua cung đường hoa dã quỳ sẽ đến Khu du lịch sinh thái hồ Noong U. Nơi này được ví như "thiếu nữ ngủ quên” và đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, hồ nằm trọn trong vòng ôm của núi. Với vẻ đẹp hoang sơ, các cánh rừng bao quanh, không khí trong lành, mát mẻ, vào mỗi mùa trong năm, hồ Noong U lại mang những màu sắc của cỏ cây, hoa lá tạo nên những trải nghiệm mới mẻ cho nhiều du khách. Đến đây, du khách có thể câu cá, thăm quan rừng thông, thưởng thức tiệc nướng ngoài trời.

Bà Giàng Thị Dợ, Quản lý Khu du lịch sinh thái hồ Noong U, xã Noong U (Điện Biên Đông) cho biết: Thời điểm dịch bệnh chưa bùng phát, lượng khách đến thăm quan, vui chơi tương đối đều, nhất là dịp cuối tuần, ngày lễ. Tại khu du lịch có 3 phòng homestay phục vụ du khách nếu có nhu cầu. Nếu lượng khách tiếp tục duy trì và tăng, Ban quản lý khu du lịch sẽ mở thêm các dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Đến với Điện Biên Đông còn có nhiều điểm với phong cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ, không khí trong lành hấp dẫn như: Đỉnh săn mây Chóp Ly, đèo Keo Lôm (xã Keo Lôm); đỉnh núi Phù Lồng. Nơi đây còn có các di tích lịch sử, trong đó phải kể đến Khu di tích căn cứ cách mạng Vừ Pa Chay (xã Pu Nhi). Đây là nơi nghĩa quân của thủ lĩnh Vừ Pa Chay chiến đấu chống lại ách thống trị của thực dân Pháp vào đầu thế kỷ XX. Hay di tích lịch sử cấp Quốc gia hang Mường Tỉnh (xã Xa Dung) - nơi thành lập Ban cán sự Đảng bộ tỉnh Lai Châu cũ, nay là Đảng bộ tỉnh Điện Biên; di tích tháp Chiềng Sơ, bản Na Muông (xã Chiềng Sơ) và di tích tháp Mường Luân, bản Mường Luân 1 cũng là các công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo thu hút du khách...

Xác định phát triển du lịch là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, huyện đã chỉ đạo các địa phương nơi có di tích lịch sử, danh thắng tăng cường bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo để kêu gọi đầu tư khai thác du lịch. Xây dựng các phương án nâng cao nhận thức và bồi dưỡng năng lực bảo tồn, quảng bá du lịch cho tổ chức, cá nhân. Phát triển du lịch sinh thái gắn với bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số. Đồng thời, có chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thái độ phục vụ của người làm du lịch, tạo ấn tượng trong lòng du khách.

Đồng chí Nguyễn Văn Tăng, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông cho biết: Với những tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, huyện phấn đấu trong nhiệm kỳ này, cơ cấu dịch vụ du lịch của huyện sẽ đạt 25%. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế cản trở sự phát triển, đặc biệt là khó khăn về giao thông. Ngay như khu du lịch hồ Noong U cách trung tâm TP Điện Biên Phủ chưa đầy 40 km nhưng đường đi quá khó khăn, nhất là đoạn đường vào trung tâm xã. Điều đó ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách. Vì vậy, để du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa. Tăng cường kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài tỉnh. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông. Chỉ đạo hoàn thiện các thủ tục để đề nghị đưa Điện Biên Đông vào bản đồ du lịch của tỉnh Điện Biên, tạo thành chuỗi du lịch chung trong toàn tỉnh.


Thu Hằng


Các tin khác


Xã Mai Hịch bảo tồn bản sắc văn hoá gắn với phát triển du lịch

(HBĐT) - Nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, xã Mai Hịch có 85% dân số là người Thái. Bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào Thái vẫn được gìn giữ qua nếp nhà sàn, trang phục, ngôn ngữ và tình cảm mến khách. Kết hợp với những giá trị văn hóa, người dân địa phương đã khai thác lợi thế khác từ cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch.

Đoàn du khách Mỹ đầu tiên đến tham quan Hội An

Thông tin từ Ủy ban nhân dân thành phố Hội An (Quảng Nam), khoảng 14 giờ chiều 5/4, hơn 120 du khách Mỹ đã đến tham quan Hội An. Đại diện lãnh đạo thành phố Hội An đã tặng hoa chào mừng đoàn khách Mỹ đầu tiên đến tham quan phố cổ Hội An sau 2 năm dài ngưng trệ do đại dịch.

Kiên Giang: Thu hút khách du lịch trong điều kiện bình thường mới

Theo Sở Du lịch Kiên Giang, quý I năm nay, tỉnh đón hơn 1,5 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng trên 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 28,2% kế hoạch năm, trong đó du khách quốc tế trên 26.000 lượt người; tổng doanh thu hơn 1.400 tỷ đồng.

Định hướng Côn Đảo thành khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hóa-lịch sử-tâm linh tầm cỡ quốc tế

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 417/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2045.

Huyện Lương Sơn: Doanh thu du lịch quý I ước đạt 68,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong quý I, huyện Lương Sơn đã tập trung hướng dẫn, tuyên truyền đến các đơn vị kinh doanh du lịch, các điểm tổ chức lễ hội, cơ sở thờ tự đảm bảo công tác vệ sinh môi trường và an toàn phòng cháy, chữa cháy. Tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và kiểm tra các đơn vị kinh doanh du lịch, các điểm tổ chức lễ hội, cơ sở thờ tự thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, phối hợp với Bảo tàng tỉnh kiểm kê di tích trên địa bàn.

Hấp dẫn ẩm thực vùng hồ

(HBĐT) - Không chỉ níu chân du khách nhờ cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng bản sắc văn hoá độc đáo, vùng hồ Hòa Bình còn nổi tiếng với nhiều đặc sản, ẩm thực địa phương hòa quyện hương vị núi rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục