Trong ngày 30/4 (ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày), lượng hành khách nội địa của hai sân bay Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) dự kiến đạt hơn 160 nghìn hành khách.


Sân bay Nội Bài đón 17 nghìn lượt khách ngày 30/4.

Trong đó, Nội Bài dự kiến đạt gần 70 nghìn khách, giảm khoảng 8.000 khách so ngày 29/4. Lượng khách của Tân Sơn Nhất đạt gần 91 nghìn người với 646 chuyến bay (gần 53 nghìn khách đi, gần 38 nghìn khách đến).

Tại sân bay Nội Bài, đối với chặng nội địa đi, trong khung giờ cao điểm (buổi sáng từ 6-11 giờ, buổi trưa từ 12-14 giờ, buổi chiều từ 15-16 giờ và buổi tối từ 18-19 giờ), mỗi giờ có hơn 2.000 khách. Đối với chặng nội địa đến, trong ngày 30/4, có 5 khung giờ cao điểm (trưa từ 10-13 giờ ), chiều từ 16-17 giờ và tối từ 19-20 giờ), mỗi giờ có hơn 2.500 khách.

Để không bị chậm, nhỡ chuyến bay, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khuyến cáo hành khách đi máy bay vào các khung giờ cao điểm nên sử dụng phương tiện công cộng thay vì xe cá nhân để giảm áp lực lên sân đỗ ô-tô tại nhà ga hành khách T1; làm thủ tục check-in trực tuyến hoặc check-in tại kiost; xếp hàng qua cửa soi chiếu an ninh ngay sau khi hoàn thành thủ tục check-in; hạn chế người đưa tiễn; chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên hàng không.

Hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón hơn 160 nghìn khách -0

Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4.

Tại Tân Sơn Nhất, theo kế hoạch khai thác, khung giờ từ 6-8 giờ, lượng khách đi quốc nội khu vực sảnh A hơn 5.400 khách, sảnh B hơn 5.000 khách. Cảng đã yêu cầu lực lượng an ninh hàng không sân bay huy động thêm nhân sự, mở máy soi sớm để giải tỏa khách và đề nghị các hãng hàng không bố trí nhân viên hướng dẫn, hỗ trợ hành khách làm thủ tục.

Trong ngày 29/4, sân bay Tân Sơn Nhất khai thác 672 chuyến bay (337 chuyến bay đi và 335 chuyến bay đến) với hơn 105 nghìn khách.

                                                               Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục