Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Hà Nội đón khoảng hơn 550.000 lượt khách, tăng gấp gần 20 lần so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, khách quốc tế khoảng 2.000 lượt. Tổng thu từ khách du lịch trên 1.500 tỷ đồng, tăng 17 lần so với cùng kỳ năm 2020 (năm 2021, dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên không đón khách du lịch).


Du khách tham quan Hoàng Thành Thăng Long về đêm.

Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết: "Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, cùng với đó là chính sách mở cửa hoàn toàn các hoạt động du lịch và chuỗi các hoạt động chào mừng ngày lễ lớn của dân tộc như: Lễ hội quà tặng, khai mạc tuyến phố đi bộ ở Thành Cổ Sơn Tây, lễ hội Ba Vì... đã thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng".

Bên cạnh đó, dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay được nghỉ 4 ngày, nên nhu cầu nghỉ ngơi, đi du lịch tăng cao. Trên các trang booking trực tuyến, nhiều khách sạn tại Hà Nội kích cầu bằng hình thức giảm giá phòng, giá dịch vụ từ 10%-65% với kỳ vọng lấp đầy số phòng hiện có. Tuy nhiên, công suất sử dụng phòng trong 4 ngày nghỉ lễ khối khách sạn từ 1-5 sao không cao, nhưng các  khu nghỉ dưỡng ngoại thành như: Melia Ba Vì, Paragon resort, Tản Đà resort, Thiên Sơn - Suối Ngà, Làng Mít... lượng khách đặt phòng gần như kín phòng. Ước tính kỳ nghỉ lễ 30/4 - 3/5/2022, công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn là khoảng 42,2 %.

Đối với các trung tâm thương mại dịch vụ mua sắm và ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, trong 4 ngày nghỉ lễ, lượng khách và doanh thu tăng, ước đạt khoảng 40%, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó chủ yếu là khối dịch vụ ăn uống.

Công tác tổ chức đón khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tại các khu, điểm tham quan du lịch diễn ra sôi động. Nhiều khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố đã ra mắt những chương trình, sản phẩm du lịch mới, cũng như tổ chức các lễ hội, nhằm kích cầu, thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.


Tối 30/4/2022, tại khu vực Thành cổ Sơn Tây, thị xã Sơn Tây đã diễn ra lễ khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài với chủ đề "Sơn Tây - Về miền di sản" và khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Ảnh: Bích Diệp/TTXVN

Tiêu biểu như thị xã Sơn Tây tổ chức khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây vào tối ngày 30/4, cùng với chuỗi các hoạt động khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài; Điểm du lịch làng Bát Tràng ra mắt tour du lịch "Dấu chân Làng cổ Bát Tràng” và nhiều chương trình, sự kiện hưởng ứng "Tuần lễ du lịch Bát Tràng”; Hoàng Thành Thăng Long với tour "Giải mã Hoàng Thành Thăng Long”; Điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân khai trương "Lễ hội tình yêu năm 2022”; Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với chương trình "Chợ phiên vùng cao phía Bắc” cùng nhiều hoạt động lễ hội, trò chơi dân gian phục vụ khách du lịch; Khu du lịch Ao Vua ra mắt sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe; Khu du lịch, vui chơi giải trí, đô thị sinh thái Tuần Châu Hà Nội mở cửa trở lại Công viên Biển từ ngày 28/4/2022,…

Lượng khách du lịch đến các khu, điểm tham quan du lịch trong dịp nghỉ lễ từ 29/4-1/5/2022 có sự tăng trưởng mạnh mẽ, ước đạt 250% so với cùng kỳ năm ngoái. Các khu điểm di tích chứng kiến lượng khách tăng mạnh như: Hoàng Thành Thăng Long đón khoảng 6.000 lượt khách tăng 240% so với cùng kỳ năm 2021, Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón khoảng 15.000 lượt khách tăng 230,5% so với cùng kỳ năm 2021, Di tích Nhà tù Hỏa Lò đón khoảng 11.110 lượt khách bằng 257% so với cùng kỳ năm 2021, chùa Tây Phương đón khoảng 3.660 lượt khách bằng 260% so với cùng kỳ so với cùng kỳ năm 2021.

Lượng khách đến các khu, điểm vui chơi giải trí cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, cụ thể như: Vườn thú Hà Nội đã đón khoảng 147.500 lượt khách từ tăng 250,6% so với cùng kỳ 2021, lượng khách đến khu du lịch Ao Vua, Tản Đà Resort và Khoang Xanh lần lượt đạt trên 30.000 lượt khách tăng trung bình 270% so với cùng kỳ năm 2021…

Sở Du lịch Hà Nội cũng đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động du lịch và tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại 21 cơ sở lưu trú và một số điểm đến du lịch tập trung đông người trên địa bàn thành phố. Về cơ bản, các cơ quan, đơn vị tổ chức, quản lý tại các điểm đến du lịch được kiểm tra đã tập trung thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, tăng cường công tác tổ chức đón tiếp khách du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục