(HBĐT) - Đó là những giá trị văn hoá giàu bản sắc đang được đồng bào dân tộc Mông ở xã Pà Cò (Mai Châu) bảo tồn và phát huy. Từ năm 2018 đến nay, Pà Cò trở thành một trong những điểm đến du lịch sôi động, thu hút được đông đảo khách trong nước, quốc tế nhờ các sản phẩm độc đáo, hấp dẫn.
Hàng nghìn du khách trải nghiệm chợ đêm giao lưu văn hoá dân tộc Mông xã Pà Cò (Mai Châu) vào mỗi tối thứ Bảy.
Trên hành trình khám phá du lịch bản Mông, du khách khó lòng bỏ qua "Mong Space” ở xóm Chà Đáy được ví như không gian văn hoá của người Mông thu nhỏ. Thân thiện đón chào du khách thăm quan, trải nghiệm, chị Sùng Y Dớ, chủ nhân của Mong Space giới thiệu: Không gian này là tâm huyết tôi góp nhặt, sưu tầm với mong muốn lưu giữ được những nét đẹp văn hoá của cộng đồng dân tộc mình. Ở đây trưng bày những bộ trang phục, kiềng trang sức của phụ nữ Mông được làm cách đây cả trăm năm, khèn, sáo và một số vật dụng sinh hoạt từ thời xa xưa, như: Quẩy tấu (gùi), đèn dầu, khốp, giỏ… Chị Dớ còn khéo léo khi tận dụng phần áo thổ cẩm cũ nhưng còn lành lặn để làm thành quả pao, các sản phẩm túi, ví, váy công sở… được du khách quan tâm. Không gian của Mong Space tạo ấn tượng ngay từ đầu với hàng rào đá, kiến trúc nhà ở truyền thống đặc biệt gần gũi với thiên nhiên. Du khách còn được trải nghiệm những điều thú vị như: Vẽ sáp ong, làm giấy giang, hái chè, tắm và ngâm chân bằng lá thuốc thảo dược…
Hiện tại, cùng với phát triển kinh tế du lịch, trên địa bàn xã có 6 homestay đáp ứng nhu cầu dịch vụ lưu trú của khách. Trong đó, A Páo Homestay là điểm đến được du khách yêu thích nhất bởi lẽ homestay này chú trọng gìn giữ bản sắc riêng có của người Mông. Anh Hứa Thanh Tùng, du khách Hải Dương chia sẻ: Khi đến A Páo Homestay, gia đình tôi và bạn bè rất ưng ý khi trải nghiệm nghỉ lại ở một không gian lưu trú đậm chất dân tộc Mông. Phòng nghỉ giao hoà với cảnh sắc thiên nhiên, từ móng, vách, trần đều làm bằng những vật liệu truyền thống như đá, gỗ, tre nứa… Chúng tôi cũng vô cùng thoải mái tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng tại A Páo Homestay với dịch vụ ăn, ngủ, nghỉ chu đáo. Chủ nhà còn rất nhiệt tình đưa chúng tôi đi trải nghiệm các hoạt động khác, như: Săn mây, thăm quan làng nghề truyền thống, chợ phiên…
Du lịch bản Mông Pà Cò đón khách quanh năm, đông vui nhất vào dịp cuối tuần, kỳ nghỉ lễ. Đặc biệt mới đây, chợ đêm giao lưu văn hoá dân tộc Mông ra mắt và duy trì hoạt động vào mỗi thứ Bảy hằng tuần đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, tạo sức hút. Đồng chí Phàng A Sồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Mô hình chợ đêm mang đến cho du khách những cảm nhận không gian chợ vùng cao giàu sắc thái, thưởng thức các tiết mục múa Mông, khèn Mông, tham gia giao lưu văn hoá, văn nghệ. Đồng thời là dịp thăm quan, mua sắm sản vật, trải nghiệm ẩm thực truyền thống, các trò chơi dân gian, vui chơi, giải trí gắn với bản sắc dân tộc Mông.
Với những sản phẩm độc đáo, du lịch vùng cao xã Pà Cò để lại nhiều dấu ấn, là một trong những điểm đến du lịch thu hút nhiều khách nhất dịp Quốc khánh 2/9 của tỉnh. Thống kê trong 4 ngày nghỉ lễ có trên 8.000 lượt khách đến khám phá, trải nghiệm du lịch tại địa phương, nhiều nhất là lượng khách trải nghiệm chợ đêm giao lưu dân tộc Mông. Các nhà nghỉ du lịch cộng đồng kín phòng khách đặt lưu trú. Nhiều sản phẩm trải nghiệm khác như dã ngoại, săn mây, đi chợ phiên Pà Cò định kỳ vào Chủ nhật, thu hái chè, vẽ sáp ong, dệt lanh, nhuộm chàm… cũng góp phần mang đến nhiều trải nghiệm về thiên nhiên, văn hoá, con người nơi đây.
Bùi Minh
(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có 4 điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại các xóm: Ké - xã Hiền Lương; Đức Phong, Đoàn Kết - xã Tiền Phong và xóm Sưng - xã Cao Sơn. So với các điểm DLCĐ trên địa bàn tỉnh, mô hình DLCĐ huyện Đà Bắc thuộc diện "sinh sau, đẻ muộn” nhưng đến nay, 4 điểm DLCĐ ở huyện đã xây dựng được thương hiệu, là địa chỉ đỏ của các tua du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái. Là nơi mà du khách "đã đến thì chẳng muốn đi, đi rồi mong ngày trở lại”.
(HBĐT) - Với mục tiêu xây dựng tỉnh Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. Thực hiện cơ cấu lại ngành theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
(HBĐT) - Những sắc màu văn hóa đó là phong tục, tập quán, nét đẹp trang phục, lời ăn tiếng nói, sự độc đáo của các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được lưu truyền trong Nhân dân. Nhờ sự tác động qua lại mà một mặt thu hút khách du lịch, một mặt bảo tồn, giới thiệu và quảng bá nét văn hóa đặc trưng.
(HBĐT) - Ngày 12/9, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý lưu trú. Đối tượng tham dự là lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ đang làm việc tại các khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà nghỉ, homestay, nhà hàng, bãi cắm trại du lịch… trên toàn tỉnh.
(HBĐT) - Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của huyện, ngày 30/8/2016, BTV Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Sau 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết đã tạo chuyển biến tích cực.
(HBĐT) - Khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, theo thống kê từ đầu năm đến nay, lượng du khách đến với xã Sơn Thủy (Mai Châu) ước đạt 20.000 lượt người. Với việc khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm…, Sơn Thủy hứa hẹn là điểm dừng chân lý tưởng của du khách đến khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng Tây Bắc.