(HBĐT) - Chiều 22/11, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức cắt băng khai trương tuyến đường mang tên nhà khảo cổ học người Pháp - bà Madeleine Colani. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; tiến sĩ Philippe LE FAILLER, Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Việt Nam…
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu cắt băng khai trương tuyến đường mang tên nhà khảo cổ học người Pháp - bà Madeleine Colani.
Nhà khảo cổ học Madeleine Colani sinh năm 1866, là nhà địa chất học, cổ sinh vật học và khảo cổ học, đã có những đóng góp to lớn cho sự hình thành, phát triển của ngành Khoa học khảo cổ Việt Nam nói riêng, khảo cổ học Đông Dương nói chung. Từ năm 1926 - 1932, không gian điều tra khảo sát của bà là núi đá vôi các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình… Bà M.Colani đã phát hiện và khai quật 54 di chỉ Văn hóa Hòa Bình ở miền Bắc Việt Nam, trong đó phần lớn di chỉ nằm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình… Bà M. Colani là người có công đầu trong việc phát hiện, nghiên cứu nền "Văn hóa Hòa Bình”.
Các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại bức phù điêu nhà khảo cổ học người Pháp - bà Madeleine Colani.
Tuyến đường QH7 dài 450m, rộng 35m, điểm đầu tiếp giáp bùng binh ngã năm Quảng trường Hoà Bình; điểm cuối tiếp giáp đường QH8, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” (1932 - 2022), nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu và tôn vinh những giá trị văn hóa khảo cổ đặc sắc về một nền văn hóa thời đồ đá nổi tiếng thế giới trên quê hương Hòa Bình. Tôn vinh những đóng góp của bà M. Colani đã có công phát hiện và đặt tên cho nền "Văn hóa Hòa Bình”...
Tại buổi lễ, các đại biểu đã ôn lại ý nghĩa, giá trị lịch sử của nền Văn hoá Hoà Bình và đóng góp của bà M.Colani; cắt băng khai trương tuyến đường mang tên nhà khảo cổ học người Pháp; tham quan tuyến đường và bức phù điêu nhà khảo cổ học người Pháp - bà M. Colani.
LN
Tuyến du lịch bằng du thuyền/tàu nhỏ trên sông Hồng và vịnh Hạ Long, hạ lưu sông Mê Công của Việt Nam nằm trong 4 trải nghiệm du lịch bằng thuyền tuyệt vời nhất Đông Nam Á theo đánh giá của chuyên trang hướng dẫn du lịch Frommer’s (Mỹ).
Là một trong những nước của Đông Nam Á sớm mở cửa trở lại cho du lịch sau đại dịch Covid-19, song du lịch Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng "đi trước về sau”: số lượng khách quốc tế còn thưa vắng, tỷ lệ phục hồi du lịch chỉ là 18,1% (trong khi của Singapore là 30,9%, Malaysia là 27,5%, Thái Lan là 22%)... Thực trạng này đòi hỏi Việt Nam cần nhanh chóng có những giải pháp để tăng tốc về cả lượng khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế.
Năm Du lịch Quốc gia 2023 - "Bình Thuận - Hội tụ xanh" sẽ diễn ra với 204 sự kiện, hoạt động.
Sau 1 năm mở cửa trở lại du lịch (15//3/2023), các hoạt động du lịch đã thực sự hồi sinh mạnh mẽ với sự tăng trưởng mạnh mẽ du lịch nội địa, tuy nhiên thu hút khách quốc tế khá ì ạch.
Ngày 15/3 sắp tới là mốc ghi dấu tròn một năm Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn du lịch sau đại dịch Covid-19. Song đáng tiếc, thị trường khách du lịch quốc tế đến nước ta phục hồi khá chậm, đòi hỏi cần nhanh chóng có những giải pháp tháo gỡ, nhất là với chính sách visa - điểm nghẽn được xác định đã tồn tại nhiều năm của du lịch Việt Nam.