(HBĐT) - Cùng trưởng thành từ mái trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình, các em: Bùi Tiến Dũng (SN 2002), học lớp quản lý và kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống khóa 19, hiện là đầu bếp chính tại khu nghỉ dưỡng Ba Khan Village Resort, xã Sơn Thủy (Mai Châu); Đinh Anh Tú (SN 2002), đầu bếp tại khu nghỉ dưỡng Maida Lodge tại xã Tiền Phong (Đà Bắc). Khóa 20 có các em: Bùi Nhật Minh, Hà Tiến Lộc làm việc tại nhà hàng Mộc Linh, Nguyễn Anh Tú làm việc tại AP Plaza (TP Hòa Bình), Hà Vy làm việc tại khu nghỉ dưỡng Avana Retreat… Đó là những gương mặt tiêu biểu ở các khóa học gần đây đã, đang hiện thực ước mơ, hoài bão sau khi hoàn thành chương trình giáo dục nghề nghiệp tại trường.
Học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình thực hành, thực tập nghiệp vụ buồng phòng tại cơ sở lưu trú.
Đồng chí Nguyễn Văn Ba, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Những năm gần đây, nhà trường đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Công tác nghiên cứu khoa học thu hút nhiều cán bộ, giáo viên tham gia. Các đề tài, giải pháp khoa học được áp dụng vào thực tiễn chuyên môn nghề nghiệp. Nhà trường cũng quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, hợp đồng, hợp tác, liên kết để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện kỹ năng nghề trong môi trường công việc thực tế, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu.
Đặc biệt, công tác phối hợp tuyển sinh, đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh được tăng cường, đẩy mạnh. Nhà trường đã ký kết hợp tác, đưa học sinh, sinh viên đến thực tập tại 31 cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh. Quy mô đào tạo ngày càng mở rộng. Năm 2022, nhà trường có 36 lớp chính quy với trên 1.000 học sinh, sinh viên; 15 lớp sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn với 450 học viên; 205 học viên liên kết đại học đặt địa điểm mở lớp; 13 lớp học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên bậc THPT với trên 500 em; 597 em được miễn giảm học phí, 270 em hưởng chế độ chính sách.
Bên cạnh đó, nhà trường là một trong những cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh triển khai mở các lớp nghề thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững năm 2022. Tổng số 13 lớp đã triển khai, bình quân 30 học viên/lớp. Chương trình đào tạo chủ yếu là nghề nông nghiệp, như kỹ thuật trồng nấm, trồng rau an toàn, nuôi ong lấy mật…; nghề phi nông nghiệp như: nghiệp vụ lễ tân, kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ lưu trú… được mở tại các điểm xã phát triển du lịch cộng đồng, gồm các xã: Thung Nai (Cao Phong), Xăm Khòe, Mai Hịch (Mai Châu), Suối Hoa (Tân Lạc), Vĩnh Đồng, Sào Báy (Kim Bôi).
Cũng theo đồng chí Phó hiệu trưởng nhà trường, học sinh, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm sau đào tạo, tỷ lệ có việc làm đạt 80% trở lên. Một số ngành nghề đào tạo được nhà trường tư vấn, định hướng hiện nay là quản lý, kinh doanh khách sạn, nhà hàng và dịch vụ ăn uống, tin học ứng dụng… Nhà trường đồng thời chú trọng liên kết, hợp tác với các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng trên địa bàn các huyện: Lương Sơn, Cao Phong, TP Hòa Bình đưa học sinh đến thực hành, thực tập; khuyến khích các em đi làm thêm để có trải nghiệm thực tiễn. Công tác tuyển sinh, dạy nghề của nhà trường đã góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh.
Bùi Minh
(HBĐT) - Từ thành phố Hà Nội, chỉ mất hơn 1 giờ xe chạy trên con đường Hòa Lạc - Hòa Bình thênh thang, êm ru là du khách đã có mặt tại thành phố Hòa Bình bên dòng sông Đà xinh đẹp. Nếu như các khu nghỉ dưỡng của Lương Sơn đã trở nên quá quen thuộc thì giờ đây Hòa Bình đã có rất nhiều điểm đến nghỉ dưỡng khác mới lạ, thú vị trên địa bàn các huyện: Kim Bôi, Đà Bắc, Mai Châu. Từ bình dân cho đến 5 sao cao cấp; điểm chung của các khu du lịch nghỉ dưỡng tại Hòa Bình là đều có phong cảnh thiên nhiên non nước hữu tình, không khí trong lành; rất phù hợp cho 2 ngày nghỉ cuối tuần.
(HBĐT) - Không đơn thuần là nơi trao đổi, mua sắm hàng hoá, chợ phiên còn là điểm hẹn giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, nơi hội tụ giá trị tinh thần. Nếu có dịp đến với Hoà Bình - điểm đến hấp dẫn trên hành trình khám phá du lịch vùng Tây Bắc, đặc biệt trong những chuyến ngao du dịp Tết, du khách nhớ ghé thăm những phiên chợ vùng cao đặc sắc trải khắp vùng quê để cảm nhận và "bỏ túi” nhiều trải nghiệm.
(HBĐT) - Khi những cánh đào khoe sắc cũng là lúc đồng bào Dao sinh sống tại huyện Đà Bắc tất bật chuẩn bị cho Tết nhảy – lễ hội đặc sắc của dân tộc. Tết nhảy được người Dao Tiền nơi đây tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán và kéo dài trong 2 – 3 ngày. Đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình, dòng họ sum vầy, cùng tỏ lòng thành kính đến tổ tiên; gặp gỡ, chúc nhau những điều may mắn trong năm mới.
(HBĐT) - Hiện nay, đi du lịch Tết trở thành xu hướng được nhiều gia đình, nhất là các gia đình trẻ yêu thích. Với lợi thế gần thị trường khách, có đa dạng các sản phẩm du lịch, dịch vụ, Hòa Bình đang là một trong những điểm đến vùng Tây Bắc hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Đà Lạt, Nha Trang hay Bangkok, Seoul... là những điểm đến được khách du lịch Việt yêu thích và tìm kiếm thông tin nhiều nhất trong dịp Tết năm nay.