Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công bố chiều 2/1 cho thấy: Trong 3 ngày nghỉ lễ (từ 30/12/2023 đến ngày 1/1/2024), ước tính cả nước đã phục vụ khoảng 3,2 triệu lượt khách du lịch (tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Công suất phòng trung bình tại các cơ sở lưu trú du lịch đạt gần 50%, tại một số trung tâm du lịch trên cả nước ghi nhận công suất cao hơn, khoảng 70%. Tuy nhiên, lượng khách nhìn chung vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. 


Khách du lịch tham quan khu vực Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Quang Duy/TTXVN

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nhận định: Một số địa phương trọng điểm du lịch không thu hút được lượng khách như kỳ vọng, thời gian nghỉ lễ không dài, khách ưu tiên di chuyển về thăm người thân, gia đình chứ không lựa chọn đi du lịch. Xu hướng du lịch của khách năm nay là thắt chặt chi tiêu, sức mua thấp, cắt giảm chi phí phương tiện công cộng (máy bay, tàu) trong khi giá dịch vụ vận chuyển tăng trong những ngày cao điểm.

Khách du lịch nội địa có lưu trú trong nước giảm do một bộ phận khách chọn đi du lịch nước ngoài. Tình trạng ùn, tắc cục bộ trên các tuyến đường tới khu, điểm du lịch ở một số địa phương chưa được cải thiện. Tuy đã chủ động xây dựng và làm mới sản phẩm du lịch nhưng việc tổ chức các loại hình du lịch chưa thực sự sáng tạo, phong phú, các điểm vui chơi giải trí chưa có sự cải tiến.

Theo đó, nguồn khách quốc tế đến chủ yếu từ các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia, châu Âu, Thái Lan, Ấn Độ. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh ước đón 46.500 lượt khách quốc tế, tăng 86,1%l; Lào Cai ước đón 20.500 lượt; Đà Nẵng ước đón 434 chuyến bay quốc tế, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2023; Khánh Hòa ước đón 169 chuyến bay quốc tế với khoảng 31.000 hành khách; Quảng Ninh đón 2 siêu du thuyền với 3.700 khách…

Khách Việt Nam đi tour nước ngoài (outbound) với điểm đến khá đa dạng như: Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản,... Đặc biệt, hình thức du lịch trong ngày qua các cửa khẩu, khu vực giáp biên giới được lựa chọn nhiều. Các tour, tuyến Đông Nam Á phổ thông như Thái Lan, Singapore - Malaysia,... chiếm ưu thế về giá và được du khách Việt quan tâm lựa chọn.

Các doanh nghiệp hàng không như Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietravel Airlines cung ứng tổng số hơn 5.300 chuyến bay với tổng số ghế phục vụ là 1,06 triệu ghế. Ngành đường sắt đã thêm 30 đoàn tàu tăng cường từ Hà Nội đi Lào Cai, Hải Phòng, Vinh, Đồng Hới... dịp nghỉ Tết.


Du khách tham quan cột mốc 1116, Km0 Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Quang Duy/TTXVN

Kỳ nghỉ lễ năm nay, nhiều địa phương đã thử nghiệm, đưa sản phẩm du lịch đêm vào phục vụ du khách. Các sản phẩm du lịch gắn với nét đặc trưng văn hóa của đồng bào dân tộc được tập trung đầu tư. Nhu cầu trải nghiệm văn hóa bản địa với các tour vùng cao đặc sắc của du khách cũng tăng, nhất là với nhóm khách khu vực miền Trung, miền Nam. Các tour du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gần nhà cũng được đông đảo người dân ưu tiên lựa chọn. Các sự kiện chào đón năm mới, bắn pháo hoa tầm cao cùng chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ đón đoàn khách du lịch "xông đất” đầu năm 2024 cũng là điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của du khách và nhân dân.

Năm 2024, ngành du lịch kỳ vọng đón từ 17-18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục