Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 24/12 tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Chương trình sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc H'Mông Yên Bái.


Một tiết mục biểu diễn khèn Mông (Ảnh: THANH SƠN)

Lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc H'Mông Yên Bái.

Cụ thể như: Chương trình nghệ thuật với chủ đề "Thanh âm giữa ngàn mây” gồm ba chương: "Khát vọng lời khèn”; "Âm vang trong mây ngàn” và "Tiếng khèn gọi mùa Xuân” diễn ra vào tối 23/12; trình diễn khèn Mông, không gian trưng bày văn hóa dân tộc H’Mông; giao lưu trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc H’Mông; hội thi múa Khèn; hoạt động bay dù lượn tại đèo Khau Phạ; thưởng lãm hoa Tớ dày (đào rừng) đang vào độ nở rộ trên các triền núi.

Điểm nhấn trong đêm khai mạc là lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật khèn Mông, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người H’Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn.

Nghệ thuật khèn của đồng bào H’Mông được xếp vào loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng - Nghệ thuật trình diễn dân gian.

Khèn (tiếng H'Mông gọi là "Kềnh" hay "Khềnh") là nhạc cụ độc đáo, gắn liền với hình ảnh những chàng trai dân tộc H'Mông rắn rỏi, tài hoa hiên ngang giữa đại ngàn gió núi.

Cây khèn vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, đồng thời là nhạc khí linh thiêng kết nối giữa trần gian và thế giới tâm linh, cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tâm tư cuộc sống của dân tộc H'Mông.

Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người H'Mông được xếp vào loại hình tri thức dân gian.

Các họa tiết trên trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc H’Mông được làm từ sáp ong.

Nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người H’Mông là sản phẩm của lao động thủ công, đồng thời mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan, vũ trụ quan của tộc người, là kết tinh của một hệ thống tri thức dân gian, phản ánh quá trình lịch sử, những cái nhìn sinh động về thế giới quan, về môi trường sống qua lăng kính của những người "họa sĩ bản làng"...

Các hoạt động hội thi múa khèn tốp giữa 5 địa phương có di sản nghệ thuật khèn Mông được diễn ra ngày 24/12. Các đội thi đến từ các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái) và các huyện Mường La, Bắc Yên (Sơn La).

Theo Nhandan.vn

Các tin khác


Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục