Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin, năm 2023, du lịch Việt Nam nhận 54 giải thưởng của Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards), góp phần quảng bá hình ảnh du lịch nước ta sâu rộng hơn tới bạn bè quốc tế, khẳng định nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản của cộng đồng người dân.


Hoa tam giác mạch tại Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước. Ảnh tư liệu: Đinh Thuận/TTXVN   

Một số địa phương được vinh danh ở giải thưởng danh giá này. Trong đó, Hà Giang được trao giải "Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á". Điểm đến này được tờ The New York Times, Mỹ đánh giá là một trong 52 điểm đến tuyệt vời dành cho du khách trong năm 2023.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang: Với chủ trương "Lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn phát triển văn hóa", xem di sản văn hóa là tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tỉnh từng bước phát huy giá trị văn hóa, góp phần tích cực thu hút khách. 

Năm 2022, ngay từ khi Chính phủ chủ trương mở cửa du lịch trở lại, Hà Giang đã tổ chức thành công các giải pháp thích ứng linh hoạt, tổ chức đón trên 2,2 triệu lượt khách, đạt 147% kế hoạch năm; doanh thu đạt 4.536 tỷ đồng. Năm 2023, tỉnh đón trên 3 triệu lượt du khách. Trong đó có trên 304.000 lượt khách quốc tế (gồm khách mang hộ chiếu và giấy thông hành); khách nội địa là 2,7 triệu lượt (tăng 33 % so với năm 2022, vượt 20,7% kế hoạch năm), tổng thu ước đạt 7.092 tỷ đồng. Lượng khách du lịch tăng đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân, nhất là ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. 

Để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch thời gian tới, Hà Giang xác định tăng cường tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, từng bước  tham gia quản lý, khai thác các lợi ích kinh tế từ du lịch. Hà Giang chú trọng đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu; nghiên cứu phục dựng lễ hội, hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, định hướng chọn lọc một số lễ hội xây dựng thành lễ hội tiêu biểu của vùng để thu hút du khách. Đồng thời, tỉnh tiếp tục phát huy hiệu giá trị văn hóa truyền thống, phát triển du lịch cộng đồng để góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, bảo tồn di sản văn hóa truyền thống, xóa đói giảm nghèo cho người dân đồng thời xây dựng đa dạng các sản phẩm du lịch, tạo thêm trải nghiệm. Có thể nói là trong điều kiện của một tỉnh còn khó khăn nhưng Hà Giang đã chọn hướng đi dựa trên giá trị bản sắc văn hóa để phát triển du lịch, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng. 

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, năm 2023 có nhiều điểm nhấn, sự kiện đáng nhớ của ngành Du lịch. Các chỉ tiêu phát triển du lịch về đích và vượt  kế hoạch chứng tỏ hướng đi đúng trong cơ cấu lại thị trường khách, làm mới sản phẩm. Hiệu ứng của chính sách thị thực mới góp phần gia tăng lượng khách du lịch quốc tế. Hoạt động xúc tiến, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế, hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế được chú trọng thực hiện cả thực tế và trên không gian mạng. Mục tiêu phục hồi và thúc đẩy phát triển du lịch nhanh, bền vững trở thành quyết tâm chung, quy tụ được sức mạnh và trí tuệ tập thể để tháo gỡ một số điểm nghẽn, tạo thuận lợi cho du khách quốc tế đến Việt Nam.


Theo TTXVN

Các tin khác


Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục