(HBĐT) - Công nghệ số phát triển mạnh mẽ, mạng Internet, các thiết bị công nghệ ngày càng trở nên quen thuộc với trẻ em và tạo ra cả những tác động tích cực, tiêu cực. Trẻ em tỉnh ta cũng không nằm ngoài bối cảnh chung. Làm thế nào để tận dụng cơ hội và hạn chế rủi ro đang là vấn đề "nóng” được các gia đình và xã hội quan tâm.


Thiếu niên, nhi đồng nói về tác động tích cực và tiêu cực của thế giới công nghệ số tại Diễn đàn trẻ em năm 2018 ở huyện Tân Lạc. ảnh: p.v

Rất nhiều trẻ em sử dụng Inernet

Theo số liệu trên trang Internet worldstats (website chuyên thống kê lượng người dùng Internet của các quốc gia trên toàn thế giới), tính đến năm 2017, Việt Nam có 64 triệu người dùng Internet, chiếm 67% dân số. Lượng người dùng Internet ở nước ta cao thứ 12 thế giới và thứ 6 trong 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu á. Báo cáo Tình hình trẻ em thế giới hàng năm của UNICEF được công bố năm 2017 cho thấy, cứ 3 người sử dụng Internet trên toàn thế giới thì có 1 người là trẻ em.

Trong diễn văn tại Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2018, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh: Tại Việt Nam, hơn 1/3 số người sử dụng Internet là người chưa thành niên và thanh niên. Môi trường mạng đã và đang tạo ra những rủi ro, nguy hại cho trẻ em nếu chúng ta không có các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Đối với Hòa Bình có khoảng 90.000 thuê bao Internet và hàng vạn người sử dụng mạng xã hội, trong đó, thế hệ trẻ sử dụng nhiều nhất. Từ năm 2015 đến nay, Sở TT&TT đã cấp phép hoạt động cho 200 điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng. Tỷ lệ thuê bao di động đạt 90/100 dân.

Lợi ích và rủi ro với trẻ em

Trên thực tế, công nghệ số đem lại những lợi ích cho trẻ em. Đó là khả năng tiếp cận thông tin khổng lồ trên mạng Internet để phục vụ cho việc rèn luyện, vui chơi, giải trí. Mạng Internet đã xóa nhòa khoảng cách không gian, thời gian, đem đến cơ hội học tập và giáo dục rộng mở cho trẻ. Những phần mềm ứng dụng trong giáo dục trực tuyến trên mạng giúp trẻ em ở vùng nông thôn có cơ hội tiếp cận và học tập. Với ưu thế hình ảnh, âm thanh sinh động… của các chương trình hấp dẫn và kích thích trẻ học. Hàng năm, ngành GD&ĐT tổ chức các cuộc thi giải toán, olympic tiếng Anh, thi an toàn giao thông… trên mạng Internet thu hút nhiều học sinh tham gia, trong đó không ít học sinh ở các trường vùng nông thôn.

Chị Hà Thị Nghiêm ở thị trấn Mai Châu (Mai Châu) chia sẻ: ở huyện, việc tìm một trung tâm ngoại ngữ cho con học thêm tiếng Anh là quá khó. Từ khi có Internet, tôi đăng ký cho con học trực tuyến với người nước ngoài, hiệu quả rõ rệt. Con có thể học ở bất cứ địa điểm nào, kể cả khi không ở nhà, chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh hoặc Ipad kết nối mạng là đủ. Sau khi học, tôi thường cho cháu giải trí khoảng 30 phút bằng một số trò chơi được cài đặt và thấy con rất hào hứng.

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Linh Ngọc cho rằng: Môi trường công nghệ số tạo tiền đề cho trẻ em phát triển khả năng, tư duy và sáng tạo hơn trong quá trình học tập. Công nghệ, đặc biệt là Internet cung cấp số lượng lớn kiến thức và trẻ em có quyền truy cập để tiếp thu, học tập. Tuy nhiên, trẻ em sẽ rất dễ bị ảnh hưởng khi hằng ngày bên cạnh lúc nào cũng có điện thoại di động, máy nghe nhạc iPod, iPad, truyền hình cáp, Internet, video game... Nếu không được hướng dẫn sử dụng hiệu quả, an toàn, các công nghệ này dần trở thành chất "gây nghiện” vô hình ở trẻ. Nhiều trẻ không được chỉ dẫn đã trở thành nạn nhân của "kẻ săn mồi” Internet. Có trẻ nghiện video game, làm cho chúng không có thời gian để tiếp xúc, kết thân, vui chơi với bạn. Điều này thật sự nguy hiểm vì sẽ làm tăng tỷ lệ các trẻ bị trầm cảm, cô đơn và tự ti khi giao tiếp bên ngoài xã hội.

Hiện nay, nhiều cha mẹ thường vô tư chụp ảnh, đăng các clip của con lên mạng xã hội kèm theo những lời bình như thời gian đi đón con, con đã có thể tự chơi, thậm chí chụp các ảnh hở hang… Theo thượng tá Bùi Văn Bích, Phó trưởng Phòng PA 83 (Công an tỉnh), nếu đăng để lưu giữ làm kỷ niệm thì không sao, nhưng nếu chia sẻ rộng rãi cần tính đến nguy cơ tiềm ẩn phát sinh tội phạm như bắt cóc trẻ em, bạo lực, xâm hại... Thế giới ảo nhưng hệ lụy là có thật. Mặt khác, Chương IV, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em đã quy định rõ: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.

Ngoài ra, công nghệ số vẫn có nhiều nguồn thông tin không lành mạnh, thậm chí có nội dung độc hại, bạo lực, khiêu dâm… Trong khi đó, ở lứa tuổi còn nhỏ, các em chưa nhìn nhận được những tác động xấu. Tại diễn đàn trẻ em tỉnh năm 2018 với chủ đề "Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghệ số”, chính các em đã nêu lên những mặt tích cực và tiêu cực khi sống trong thế giới công nghệ số. Trong đó, mặt tích cực là trẻ được cập nhật các thông tin hữu ích để phát triển khả năng, năng khiếu. Tuy nhiên, các em băn khoăn, lo ngại tình trạng tung các clip lên mạng, la liệt các quán game ở cổng trường, về nhà cha mẹ và con cái xa rời nhau vì ai cũng "dán” mắt vào điện thoại…

Chánh Thanh tra Sở TT&TT Nguyễn Quốc Luân cho biết: Qua kiểm tra các điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng cho thấy các điểm chưa quan tâm đến việc niêm yết nội quy sử dụng dịch vụ Internet. Còn tình trạng để người chơi chơi quá giờ quy định. ý thức của một số người chơi hạn chế.

Bảo vệ trẻ em trong thế giới công nghệ số

Tại Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm nay, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Mỗi cá nhân hãy cùng góp sức và có những hoạt động cụ thể vì trẻ em. Mỗi cấp, ngành, địa phương hãy phát động và triển khai những việc làm, hành động cụ thể bằng việc đẩy mạnh truyền thông, quảng bá sản phẩm truyền thông về đảm bảo an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghệ số. Tuyên truyền nhận thức cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ về mặt tích cực, tiêu cực của môi trường mạng với trẻ em. Nhà trường cần dạy kỹ năng sử dụng công nghệ số cho học sinh. Tổ chức đoàn thể lồng ghép các nội dung sinh hoạt hè gắn với chủ đề Tháng hành động. Tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động các điểm truy cập Internet, điểm kinh doanh trò chơi điện tử công cộng.

Với chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2018, ngành LĐ-TB&XH đã tổ chức các lễ phát động, diễn đàn trẻ em; phối hợp tuyên truyền về mặt tích cực, hạn chế cũng như giải pháp nhằm bảo vệ an toàn cho trẻ em trên môi trường mạng Internet. Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Linh Ngọc cho biết: Sắp tới, Sở sẽ tập huấn, phổ biến, giáo dục kiến thức, kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ số an toàn, lành mạnh cho trẻ tại tất cả các huyện, thành phố; tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, giáo dục kỹ năng sống để trẻ em phát triển toàn diện thể chất, tinh thần. Chìa khóa để cân bằng những tác động tích cực và tiêu cực của công nghệ đối với trẻ em là sự điều độ. Nếu cha mẹ cho phép con cái của mình sử dụng tốt, khai thác tối đa kỹ năng của trẻ và hấp thụ những lợi ích, đồng thời giảm thiểu tiếp xúc với các mặt chưa tốt thì đó là một điều tuyệt vời trong việc nuôi dạy, bảo vệ trẻ em.

Còn theo đồng chí Bùi Đức Nam, Phó Giám đốc Sở TT&TT, để giảm thiểu rủi ro của trẻ em trên môi trường mạng, cha mẹ nên kích hoạt chức năng an toàn cho trẻ của hệ điều hành và trình duyệt web. Có thể thiết lập chức năng tìm kiếm an toàn đối với công cụ tìm kiếm để loại bỏ những kết quả không phù hợp với trẻ. Cha mẹ, nhà trường cần lắng nghe những vấn đề trẻ em gặp phải khi sử dụng mạng Internet để cùng tháo gỡ. Ngày 9/5/2018, Sở đã ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và trò chơi trực tuyến trên địa bàn tỉnh và đang phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra tại các huyện, thành phố. Đề nghị các địa phương chỉ đạo phòng chức năng rà soát lại các hộ kinh doanh dịch vụ Internet, trò chơi điện tử và có biện pháp xử lý dứt điểm những đại lý không đảm bảo theo quy định. Sở đã phối hợp giải tỏa được 2 điểm "nóng” dịch vụ truy cập Internet, game trước cổng trường tại TP Hòa Bình.

Rõ ràng, để bảo vệ trẻ em trong môi trường công nghệ số cần giải pháp đồng bộ từ ban hành, thực thi chính sách, pháp luật, các hoạt động văn hóa, giáo dục, xã hội... và trách nhiệm của các gia đình, sự hiểu biết của chính các em.

 


Trẻ em ở TP Hòa Bình đã quen với việc sử dụng điện thoại thông minh, trong khi đó nhiều em còn thiếu kỹ năng sử dụng mạng Internet an toàn, lành mạnh.


                                                                                       Cẩm Lệ



Tuyên truyền và tạo sân chơi bổ ích cho trẻ

Để góp phần bảo vệ trẻ em trong môi trường công nghệ số, hạn chế tác động tiêu cực, Tỉnh Đoàn phối hợp với ngành GD&ĐT tuyên truyền việc sử dụng công nghệ số đúng, phù hợp với lứa tuổi trong các buổi chào cờ, sinh hoạt. Kết thúc năm học, các cơ sở Đoàn nhận bàn giao thanh, thiếu nhi về sinh hoạt hè tại địa phương. BTV Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các huyện, thành Đoàn thực hiện chiến dịch hè từ tháng 6 đến tháng 8. Trong đó, tổ chức các sân chơi, hoạt động lành mạnh góp phần giảm thời gian các em sử dụng thiết bị công nghệ số nối mạng. Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo hệ thống nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh, thiếu niên tổ chức các lớp học năng khiếu trong dịp hè, tạo sân chơi bổ ích cho các em thông qua các CLB võ thuật, khiêu vũ, tổ chức học kỳ quân đội, trại hè thiếu nhi…

                                                Hoàng Đức Minh 

                                                                                        (  Phó bí thư Tỉnh đoàn)


Hỗ trợ và bảo vệ trẻ em khỏi những rủi ro


Chúng ta không thể và không nên ngăn chặn trẻ em truy cập, sử dụng Internet. Việc cần làm là hỗ trợ và bảo vệ trẻ em khỏi những rủi ro bằng chính tình yêu thương, trách nhiệm của mình. Trước hết, các gia đình và bản thân trẻ nên tìm hiểu, biết cách tự bảo vệ mình. Nhà trường, các đoàn thể cần tuyên truyền, định hướng. Cùng với đó là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước. Trong dịp hè, phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc sẽ tiếp tục phối hợp với Huyện Đoàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền vì sự an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghệ số.

                      Vương Thị Tú Oanh

                    ( Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc)



Mong được hướng dẫn sử dụng Internet an toàn, lành mạnh


Là học sinh lớp 9, em đã được bố mẹ mua cho điện thoại thông minh. Em làm quen và sử dụng mạng Internet, lập tài khoản facebook. Em thấy việc sử dụng mạng đem lại những lợi ích cho việc học tập và giải trí sau những giờ học căng thẳng. Thông tin trên mạng có những vấn đề không phù hợp với lứa tuổi nên em cũng phân vân. Em mong muốn được hướng dẫn sử dụng các thiết bị công nghệ nối mạng an toàn, lành mạnh.

Trần Thị Huế Phường 
(Phương Lâm, TP Hòa Bình)

 

Các tin khác


Hướng đi nào cho Đội công tác xã hội tình nguyện ?

(HBĐT)-Được thành lập vào năm 2006 và năm 2009, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 24 Đội công tác xã hội tình nguyện (CTXHTN) với 90 tình nguyện viên (TNV). Với chặng đường trên, dưới 10 năm hoạt động, có đội được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận hiệu quả, nhưng cũng có ý kiến cho rằng, mô hình Đội CTXHTN thực sự không cần thiết. Thành lập thêm hay giải thể là việc của cấp có thẩm quyền (UBND tỉnh), nhưng trước hết cần nhìn nhận rõ những mặt được và cả những hạn chế, làm lu mờ vai trò của Đội CTXHTN.

An toàn lao động – SOS

(HBĐT) - "Mặc dù đã vào cuộc nhưng số vụ tai nạn lao động (TNLĐ), số người chết vẫn tăng. Trong đó, tai nạn chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và xây dựng.” Vấn đề đáng báo động này được đưa ra tại hội nghị triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) lần thứ 2, năm 2018. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp nào để giảm thiểu, ngăn ngừa TNLĐ?

Phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp - chìa khoá để thành công

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh ta đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy sản xuất theo chuỗi với hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa nông dân, tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp. Đây được xem là bước đi phù hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện.

Ngăn chặn Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ truyền đạo trái phép trên địa bàn tỉnh ta

(HBĐT) - Tháng 10/2014, Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ bắt đầu xuất hiện tại tỉnh ta, đến nay đã lôi kéo được khá đông người tham gia. Lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản những trường hợp tụ tập đông người trái phép để tuyên truyền về hoạt động của Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ. Nhiều người dân đã phải "cầu cứu” đến cơ quan chức năng vì người thân tham gia Hội này có các biểu hiện kỳ quái, hành vi trái với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây mâu thuẫn gia đình, có xu hướng bỏ nhà đi theo Hội. Thực tế cho thấy, nếu những "chiếc vòi bạch tuộc” này không nhanh chóng được chặt đứt, người dân không được tuyên truyền để nâng cao cảnh giác thì "dịch bệnh” lây lan sẽ gây ra rất nhiều nguy hại, bất an cho xã hội.

Hiểm họa ma túy tổng hợp

(HBĐT) - "Đập đá” - tiếng lóng chỉ việc sử dụng loại ma túy tổng hợp cực mạnh - đang là cơn lốc ngầm khủng khiếp, tàn phá một bộ phận giới trẻ, gây ra vô vàn hệ lụy và hiểm họa cho xã hội. Và bản thân họ - những người "ngáo đá” - cũng phải chịu nỗi đau tột cùng do một phút lầm lỡ...

Dạy tiếng dân tộc - không đơn giản là người biết nhiều dạy người biết ít!

(HBĐT) - Ngày 30/10/2012, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 06/2012 hướng dẫn về "chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục