(HBĐT) - Ngày 31/1/2013, BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV đã ban hành Chương trình hành động (CTHĐ) số 16 thực hiện Nghị quyết số 19 ngày 31/10/2012 của BCH T.ư Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Qua 3 năm thực hiện, công tác QLNN về đất đai trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tác động mạnh mẽ đến đời sống KT-XH.
Thực hiện CTHĐ số 16, hệ thống QLNN về đất đai được tăng cường ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã; phân cấp quản lý được cụ thể hóa về thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai. UBND tỉnh đã chỉ đạo, tổ chức lập, trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) cấp tỉnh, cấp huyện và triển khai thực hiện kế hoạch, quy hoạch SDĐ trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch SDĐ trong giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh có chỉ tiêu thu hồi đất để đầu tư xây dựng các dự án phi nông nghiệp 8.333,83 ha, thực hiện được 3.877,2 ha. Chỉ tiêu chuyển mục đích SDĐ trồng lúa sang đất phi nông nghiệp 1.325 ha. Chỉ tiêu đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng mục đích phi nông nghiệp 1.712 ha, kết quả thực hiện 668,18 ha.
Trên cơ sở kết quả thực hiện quy hoạch SDĐ đến năm 2020 của cấp tỉnh, huyện được phê duyệt trong năm 2013, việc rà soát, điều chỉnh, hủy bỏ các dự án, công trình đã quá 3 năm nhưng chưa thực hiện ở địa phương đang được triển khai để xây dựng phương án SDĐ trong điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 các cấp và kế hoạch SDĐ năm 2016 của cấp huyện. Ngoài ra, công tác quy hoạch đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Sở TN&MT triển khai xây dựng. Phương án quy hoạch đã phân định các khu vực đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo an ninh lương thực. Các khu vực đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang mục đích khác để nâng cao hiệu quả SDĐ phục vụ các mục tiêu KT-XH. Trên cơ sở quy hoạch SDĐ và quy hoạch SDĐ trồng lúa, việc sử dụng đã được thực hiện đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch SDĐ và chỉ tiêu chuyển mục đích SDĐ cơ bản phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015; đáp ứng yêu cầu SDĐ cho phát triển nhà ở xã hội, phát triển đô thị, nông thôn, công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng phúc lợi xã hội.
Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã phê duyệt, công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) bước đầu đạt được kết quả. Toàn tỉnh đã giao đất sử dụng cho các mục đích 516,2 ha (thẩm quyền cấp tỉnh giao 482,58 ha; cấp huyện giao 33,62 ha). Cho thuê đất sử dụng cho các mục đích 359,06 ha (thẩm quyền cấp tỉnh cho thuê 326,81 ha; cấp huyện cho thuê 32,25 ha). Thu hồi đất của các tổ chức không sử dụng, sử dụng sai mục đích, chậm triển khai dự án, cho thuê trái thẩm quyền để giao đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh quản lý 76,58 ha. Thu hồi đất của các nông, lâm trường (NLT) quản lý, sử dụng kém hiệu quả không có nhu cầu sử dụng để giao đất cho UBND các huyện, thành phố quản lý và SDĐ theo quy hoạch, kế hoạch 12.034,3 ha. Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, TĐC được 986,1 ha để triển khai, thực hiện 372 dự án. Có 131 tổ chức, 10.312 hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất; 148 hộ phải bố trí TĐC; số tiền đã chi trả bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi trên 1.000 tỷ đồng.
Theo đánh giá của BCH Đảng bộ tỉnh tại Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện CTHĐ số 16 cho thấy: Việc giao đất, cho thuê đất để sử dụng cho các mục đích trên địa bàn tỉnh theo Luật Đất đai đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch đề ra. Tuy công tác quản lý đất đai dần đi vào nền nếp nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng lấn chiếm đất (chủ yếu là đất NLT), tự ý chuyển mục đích khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đặc biệt, trong thời gian gần đây do nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều hộ dân đã chuyển mục đích đất rừng sang trồng cây ăn quả nhưng không thực hiện các thủ tục theo quy định. Việc quản lý, sử dụng đất 5% tại một số địa phương chưa đảm bảo quy định...Việc quản lý đất tại các NLT còn buông lỏng để nhiều hộ, thành viên trong đơn vị SDĐ chưa đúng mục đích, gây lãng phí đất đai. Có nhiều hộ xây dựng, chuyển nhượng đất đai trái quy định; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa hộ dân với NLT còn xảy ra...
Song song với công tác quy hoạch, giao đất, cho thuê, thu hồi đất... việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận (GCN) QSDĐ và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã được chú trọng. Trong 3 năm, tỉnh đã đo đạc, lập bản đồ địa chính 399.577,91 ha đất các loại cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bao gồm: 97.410,88 ha đất của 130 đơn vị cấp xã (chưa tính đất lâm nghiệp); 296.500 ha đất lâm nghiệp (trong đó có 22.776,91 ha đất của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình); 5.667,03 ha đất của các công ty nông nghiệp (không tính Công ty TNHH MTV Cửu Long).
Ngoài ra, với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền và ngành chức năng, đến hết năm 2015, toàn tỉnh cấp được 280.193,19 ha đất, đạt 93,79% so với diện tích cần cấp GCN, trong đó, cấp cho các tổ chức 5.569 GCN với diện tích 51.065,67 ha; cấp cho các hộ gia đình, cá nhân 490.504 GCN, diện tích 229.127,52 ha. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện cấp GCN đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc, rà soát, giải quyết và xác định ranh giới, diện tích do các NLT, khu bảo tồn, vườn quốc gia quản lý, sử dụng trên địa bàn. Trên cơ sở đó phân định rõ diện tích đất các NLT phải bàn giao lại cho địa phương quản lý và đã quyết định cụ thể diện tích đất cho các NLT thuê, diện tích các khu bảo tồn, vườn quốc gia được giao quản lý và cấp GCN để quản lý một cách hệ thống. Từ đó giải quyết dứt điểm tình trạng quản lý chồng chéo giữa các NLT, ban quản lý các khu bảo tồn, vườn quốc gia và các địa phương.
Về đăng ký đất đai, hết năm 2015, có 1.105.802 thửa đất với diện tích 159.389,02 ha đã đăng ký đất đai lần đầu; 461.645 thửa đất, diện tích 66.312,33 ha đăng ký biến động đất đai; 1.010.725 thửa, diện tích 151,371,53 ha cấp GCN lần đầu... Đến nay, về cơ bản công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã đáp ứng được mục tiêu đề ra, tạo điều kiện cho người SDĐ có giấy tờ hợp pháp để thực hiện các quyền theo quy định. Cùng với đó là công tác CCHC, thanh, kiểm tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất được đẩy mạnh, góp phần hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài và đông người.
Có thể khẳng định, qua 3 năm thực hiện CTHĐ số 16, ngày 31/1/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh đã nâng cao được vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước. Các văn bản pháp luật, chính sách về đất đai và thị trường bất động sản được ban hành đã từng bước hình thành và quản lý được thị trường bất động sản, trong đó có QSDĐ. Các nguồn thu về đất trở thành nguồn thu quan trọng trong thu ngân sách của tỉnh...
Bình Giang
(HBĐT) - Ngày 28/7, Sở NN&PTNT tỉnh đã phối hợp với Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm tổ chức hoạt động Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.
(HBĐT) - Xã Cao Răm (Lương Sơn) có xuất phát điểm thấp nên khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã gặp nhiều khó khăn. Cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung chương trình, trong đó, tập trung vào tuyên truyền và phát động phong trào thi đua xây dựng NTM. Do đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực, tạo sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
(HBĐT) - Bà Đinh Thị Huệ (Đà Bắc) hỏi: Đề nghị cho biết, pháp luật quy định về bảo vệ môi trường (BVMT) đối với hộ gia đình như thế nào?
(HBĐT) - Khoảng 15h chiều ngày 27/7, mưa lớn diễn ra trong 1h đồng hồ đã gây ngập úng tại chợ Nghĩa Phương, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) gây ảnh hưởng đến các hộ sản xuất kinh doanh và người tham gia giao thông.
Để chủ động đối phó với cơn bão số 1, ngày 27/7, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh đã có Công điện khẩn số 71/CĐ-BCH gửi tới các sở, ngành, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các huyện thành phố.
Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương cho biết, hồi 4 giờ ngày 27-7, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 19,0 độ vĩ Bắc; 109,3 độ kinh Đông, trên khu vực phía Tây đảo Hải Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/ giờ), giật cấp 9-10.