Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, 4 giờ ngày 1/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560km về phía ĐôngBắc.

 


Người dân với trang phục áo ấm đi trên cầu Long Biên (Hà Nội). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100 km/giờ), giật cấp 12. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 230km tính từ vùng tâm bão.

Dự báo từ 4 giờ ngày 1/11 đến 4 giờ ngày 2/11, bão di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 4 giờ ngày 2/11, vị trí tâm bão ở khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, cách Đài Loan khoảng 440km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/giờ), giật cấp 12. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ vùng tâm bão.

Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển Đông Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 12; biển động rất mạnh.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên), phía Bắc vĩ tuyến 16,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông.

Từ 4 giờ ngày 2/11 đến 4 giờ ngày 3/11, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4 giờ ngày 3/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 22,3 độ Vĩ Bắc; 117,4 độ Kinh Đông, cách Đài Loan khoảng 310km về phía Tây Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.

Từ 4 giờ ngày 3/11 đến 4 giờ ngày 4/11, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 4 giờ ngày 4/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 23,4 độ Vĩ Bắc; 118,6 độ Kinh Đông, cách Đài Loan khoảng 170km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất gần trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ).

Cấp độ rủi ro thiên tai ở khu vực Đông Bắc Biển Đông là cấp 3.

Ngày và đêm 1/11, phía Tây Bắc Bộ, ít mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời rét. Độ ẩm từ 45-94%. Nhiệt độ thấp nhất từ 16-19 độ C, có nơi dưới 16 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 26-29 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ, ít mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời rét. Độ ẩm từ 40-90%. Nhiệt độ thấp nhất từ 17-20 độ C, vùng núi 14-17 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 26-29 độ C.

Thủ đô Hà Nội, ít mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời rét. Độ ẩm từ 40-87%. Nhiệt độ thấp nhất từ 17-20 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 27-30 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế, mây thay đổi, ngày nắng, đêm có mưa vài nơi. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Độ ẩm từ 50-92%. Nhiệt độ thấp nhất từ 18-21 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 27-30 độ C.

Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, mây thay đổi, ngày nắng, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Độ ẩm từ 50-92%. Nhiệt độ thấp nhất từ 21-24 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 29-32 độ C.

Tây Nguyên, mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời rét. Độ ẩm từ 45-90%. Nhiệt độ thấp nhất từ 15-18 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 27-30 độ C.

Nam Bộ, mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Độ ẩm từ 54-94%. Nhiệt độ thấp nhất từ 22-25 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 30-33 độ C./.

 

TheoVietNamPlus

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục