(HBĐT) - Ngày 26/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng, chủ trì hội nghị triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Hòa Bình.


 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Dự hội nghị có các đồng chí là thành viên BCĐ theo Quyết định số 1200/QĐ-UBND ngày 07/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo, các sở, ban, ngành, tổ chức, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn.

Dự án hồ chức nước Cánh Tạng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/04/2017, thực hiện tại huyện Lạc Sơn và huyện Yên Thủy từ năm 2017 - 2022 với tổng mức đầu tư 3.115 tỷ đồng, Quy mô xây dựng hồ chứa có dung tích khoảng 95 triệu m3 điều tiết nguồn nước tưới cho khoảng 6.460 ha đất canh tác của 17 xã thuộc 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thủy; tạo nguồn cấp nước bổ sung cho các công trình ở hạ lưu trong mùa kiệt; cấp nước 200 ha khu công nghiệp Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy; cấp nước sinh hoạt cho 3.500 người dân thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn; tạo cơ sở cho phát triển kinh tế vùng theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần ổn định đời sống nhân dân hai huyện Yên Thủy và Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình và huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Theo phương án tổng thể bồi thường hỗ trợ, tái định cư được Bộ NN&PTNT phê duyệt, tổng diện tích GPMB là 1.238ha, trong đó đất cho công trình 728,5ha, đất phục vụ tái định cư 510ha. Dự kiến phải di dời 652 hộ gia đình, tái định cư tập trung cho 630 hộ, tái định cư tự nguyện 22 hộ. Có 08 điểm tái định cư tập trung: 02 điểm TĐC xã Yên Phú; 03 điểm TĐC xã Bình Hẻm; 03 điểm TĐC xã Văn Nghĩa; xây dựng hệ thống giao thông hồm 23,86km đường tránh ngập và 8,14km đường nông thôn; tuyến đường điện 0,4KV dài 9,53km.

Ban quản lý đầu tư xây dựng Thủy lợi 1, Bộ NN&PTNT làm thực hiện hợp phần xây lắp công trình đầu mối. UBND huyện Lạc Sơn làm chủ đầu tư hợp phần giải phóng mặt bằng. Đến nay, UBND huyện Lạc Sơn đã triển khai dự án đầu tư xây dựng khu TĐC thành 02 tiểu dự án là: Tiểu dự án số 1 xây dựng điểm TĐC cho 72 hộ khu vực công trình đầu mối, Tiểu dự án số 2 xây dựng các điểm TĐC còn lại (khu lòng hồ)... Tuy nhiên, do việc thực hiện hợp phần bồi thường, hỗ trợ TĐC rất phức tạp, số lượng các hộ dân phải di chuyển lớn; công tác tham vấn cộng đồng, xin ý kiến các hộ dân bị ảnh hưởng mất nhiều thời gian; thủ tục pháp lý, mất nhiều thời gian thẩm định hồ sơ nên tiến độ triển khai dự án còn rất chậm và nhiều bất cập...Dự án vẫn chưa tiến hành khởi công theo kế hoạch.

Hội nghị đã thảo luận và cho ý kiến chi tiết nhằm đẩy nhanh tiến độ tự án. Ban quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi I đề nghị địa phương giải phóng mặt bằng làm 3 đợt, trong bàn giao mặt bằng công trình đầu mối để khởi công vào tháng 3/2019, tổ chức thi công phấn đấu hoàn thành công trình vào tháng 5/2021.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh: Sự phối hợp giữa địa phương và các sở, ngành chức năng chưa hiệu quả, tiến độ triển khai các nội dung công việc chậm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo để rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tiến độ từng ngày; lựa chọn chủ đầu tư đủ mạnh để nhận trách nhiệm triển khai dự án, xây dựng kế hoạch chi tiết các hạng mục; UBND huyện Lạc Sơn cần linh hoạt, chủ động xin ý kiến, sớm xem xét hồ sơ, văn bản, thủ tục để đảm bảo yêu cầu các mốc thời gian theo kế hoạch; sớm ban hành văn bản, kiện toàn thành viên BCĐ. Sau khi thông qua các văn bản, hồ sơ thì thực hiện niêm yết công khai, tuyên truyền, vận động và lấy ý kiến, sự đồng thuận của người dân đối với dự án. Phấn đấu đến ngày 30/3 phải di dời các hộ dân vùng khu vực công trình đầu mối tới các điểm TĐC, để khởi công dự án vào đầu tháng 4/2019 đến năm 2020 phải hoàn thành di dân toàn bộ dự án.

 

PV

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục