(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 12/7/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng của tỉnh trong năm 2019.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 nhà máy thủy điện nhỏ đang phát điện thương mại với tổng công suất 26,65 MW. Các nhà máy này đều có nghĩa vụ nộp tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm (trong ảnh: nhà máy thủy điện Suối Tráng, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong).
Theo đó, UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thu tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2019 với tổng mức thu khoảng 30,104 tỷ đồng, bao gồm khoảng 21,351 tỷ đồng thu điều phối từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam năm 2019; trên 2,2 tỷ đồng thu nội tỉnh năm 2019 và nợ đọng năm 2018; trên 5 tỷ đồng tiền thu vượt kế hoạch năm 2018 chuyển sang; còn lại là một số nguồn thu khác.
Dự kiến, số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng năm 2019 sẽ được sử dụng để chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng (trên 25,7 tỷ đồng), chi cho công tác quản lý (trên 2,9 tỷ đồng) và trích dự phòng năm 2019 (trên 1,4 tỷ đồng).
Được biết, toàn tỉnh hiện có tổng diện tích rừng quản lý, bảo vệ được chi trả dịch vụ môi trường rừng là 280.464 lượt ha (bình quân khoảng 80.178 ha rừng, chiếm 1/3 tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh). Vài năm gần đây, việc triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tác động tích cực đến ý thức trách nhiệm của người dân trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực thi hiệu quả Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, hạn chế những tác động xấu và giữ ổn định được nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh.
T.T (TH)
(HBĐT) - Đại biểu Quách Thanh Hải, Tổ đại biểu huyện Tân Lạc hỏi: Công tác chỉ đạo, xử lý kiểm tra các phương tiện chở quá tải trên tuyến tỉnh lộ 433 đã được triển khai thực hiện như thế nào?
(HBĐT) - Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hảo, Tổ đại biểu TP Hòa Bình hỏi: Dự án cải tạo, nâng cấp đường 433 từ TP Hòa Bình đi Đà Bắc quá trình thi công làm đường, đổ đất thải xuống dọc suối Voi từ địa phận xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc xuống địa phận xã Hòa Bình, TP Hòa Bình đã làm bồi lấp dòng chảy của suối; vùi lấp khoảng 6 ha ruộng lúa, hoa màu của nhân dân xã Hòa Bình. UBND tỉnh có giải pháp gì để Dự án đường 433 sớm hoàn thành, phương án gì để chỉ đạo khắc phục hậu quả do việc làm đường đã đổ đất thải xuống suối Voi?
(HBĐT) - Đại biểu Phạm Thanh Bình, Tổ đại biểu TP Hòa Bình hỏi:Câu hỏi 1: Dự án Khu dân cư Bắc đường Trần Hưng Đạo, TP Hòa Bình đã hoàn thành và khai thác từ năm tháng 7/2017. Trong đó có khu đất dịch vụ thương mại (DV2) diện tích 5.329,0 m2 do Công ty CP SUDICO Hòa Bình chuyển nhượng cho ông Đỗ Văn Nhanh; sau đó, khu đất này tiếp tục tách thửa, chuyển nhượng cho 6 cá nhân khác. Các thửa đất chuyển nhượng đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy CNQSDĐ. Hiện, trên khu đất này đã xây dựng nhà ở biệt thự và 4 nhà ở liền kề. Đề nghị đồng chí cho biết: Căn cứ gì mà Sở TNMT lại cấp giấy CNQSDĐ cho 6 cá nhân nhận chuyển nhượng đất quy hoạch dịch vụ thương mại, trong khi chưa được cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Công trình nhà biệt thự xây dựng cũng không đúng giấy phép xây dựng. Việc xử lý sai phạm về quản lý đất đai, xây dựng này như thế nào?.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 7 giờ ngày 17-7, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10. Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và có khả năng mạnh thêm.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1074, ngày 12/7/2019 về việc thực hiện cơ chế, chính sách, đối tượng, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Theo một số nguồn tin, Chính phủ Canada có thể sẽ trì hoãn tới sau cuộc tổng tuyển cử (diễn ra vào tháng 10/2019) mới ra quyết định về việc liệu có cho phép tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc tham gia cung cấp thiết bị cho mạng 5G tại Canada hay không.