(HBĐT) - Tại xã Do Nhân (Tân Lạc), trong đợt mưa bão liên tiếp các năm 2017 và 2018 đã gây ra tình trạng sạt lở đất, trên 80 hộ dân bị ảnh hưởng. Hiện nay, khi mùa mưa bão đến, nhiều hộ dân xã vùng sâu này lại nơm nớp nỗi lo bị sạt lở đất vào nhà ở của họ.


Với taluy cao sau nhà, nhiều hộ dân ở xã Do Nhân (Tân Lạc) nơm nớp lo sạt lở đất trong mùa mưa bão. Ảnh chụp tại gia đình ông Bùi Văn Nượn, xóm Trăng Tà.

Do Nhân là xã vùng sâu của huyện Tân Lạc. Với địa hình chủ yếu là đồi núi, dân cư phân bố ở dưới các chân núi và triền đồi nên 2 năm trở lại đây, tình trạng mưa lớn kéo dài đã gây ra tình trạng sạt lở đất khá nghiêm trọng. Đồng chí Đinh Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Sau đợt mưa lớn hồi tháng 10/2017 và mùa mưa năm 2018, xã có 88 hộ dân thuộc diện có nguy cơ xảy ra tình trạng sạt lở đất, 3 hộ buộc phải di dời khẩn cấp đến nơi ở mới. Hiện nay, trên địa bàn xã có 10 hộ dân nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất nếu xảy ra mưa lớn kéo dài, tập trung nhiều nhất ở xóm Trăng Tà. Ghi nhận thực tế tại xóm Trăng Tà, phía ta luy sau nhiều căn nhà của các hộ dân đã bị sạt lở, thậm chí có những hộ đã từng bị đất sạt lở vào trong gầm sàn. Để chống sạt lở, chỉ một số ít hộ kè ta luy bằng đá, còn lại dùng cọc tre, gỗ khá sơ sài.

Năm ngoái, khu vực xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng nhất tập trung ở xóm Trăng (sau sáp nhập đổi tên là xóm Trăng Tà). Theo đó, suốt mùa mưa năm 2018, gia đình ông Bùi Văn Nượn cùng một số hộ dân khác trong xóm ăn không ngon, ngủ không yên. Từ đầu năm đến nay, nỗi lo lại tiếp tục thường trực khi ta luy sau nhà liên tiếp sạt lở vào ngôi nhà sàn của gia đình. Ông Nượn cho biết: "Năm vừa rồi, đất, đá phía sau sạt vào nửa gầm nhà sàn, gia đình tôi đã phải bán 3 con trâu để thuê máy xúc múc đất ra. Từ đầu năm đến nay lại tiếp tục sạt lở, gia đình rất lo lắng nhưng chưa biết chuyển đi đâu”. Quan sát hiện trường, chúng tôi không khỏi ái ngại cho sự an toàn của gia đình ông Nượn cùng một số hộ dân nơi đây. Ta luy cao chừng 10 m bị cắt cơ nên chỉ cần tác động nhẹ là đất, đá có thể ập xuống bất cứ lúc nào, có đoạn đất, đá bị sạt tạo ra những hàm ếch khá nguy hiểm.

Kế bên nhà ông Nượn là hộ ông Bùi Văn Xiên cũng đang chung nỗi lo tương tự. Cả trước và sau nhà ông Xiên đều là những ta luy cao, với nền đất đã bị phá vỡ kết cấu do mưa lớn kéo dài hồi năm 2018. Theo ông Xiên, năm vừa rồi, đất, đá đã sạt lở vào gầm nhà sàn của gia đình. "Gia đình tôi lo lắm chứ, mưa lớn thì không biết sẽ xảy ra sạt lở như thế nào. Chúng tôi rất muốn được di dời về nơi ở mới nhưng không có chỗ nào để chuyển, điều kiện gia đình cũng khó khăn. Mong chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ để gia đình được di dời về nơi ở an toàn” - ông Xiên bày tỏ.

Ngoài xóm Trăng Tà còn có nhiều hộ dân ở các xóm như Mương Dạ, Khi cũng bất an khi mùa mưa bão tới. Theo chia sẻ của người dân nới đây, nếu năm nay xuất hiện các đợt mưa lớn kéo dài thì rất có thể tình trạng sạt lở đất ở xã Do Nhân nghiêm trọng hơn. Bởi, suốt mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài, ít mưa nên đất bị khô hạn, nứt nẻ, khi mưa xuống sẽ càng dễ bị sạt lở hơn. Trước tình trạng sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng, đồng chí Đinh Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Do Nhân cho biết: Mấy ngày vừa qua, khi hoàn lưu cơn bão số 3 xảy ra trên địa bàn gây mưa lớn, lực lượng chức năng của xã tục trực 24/24h sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố, nhất là sạt lở dất. UBND xã đang xây dựng phương án đề xuất di dân tái định cư. Đây là giải pháp cần thiết, bởi nhiều hộ dân đang phải trụ lại nơi ở không an toàn, sạt lở đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là những hộ dân ở phía ta luy dương dọc tỉnh lộ 436. Người dân nơi đây đang mong mỏi sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, nhất là khi mùa mưa bão đã tới.


                                                                                        Viết Đào

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục