(HBĐT) - Ngày 6/7, UBND tỉnh ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ. Nội dung như sau:
Đường 445 được khắc phục một bước phòng, chống sạt lở trong mùa mưa năm nay.
Từ cuối tháng 6 đến nay, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn cục bộ, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân và nguy cơ gây sạt lở lũ trên các sông, suối. Theo dự báo của cơ quan khí tượng thuỷ văn, khu Bắc Bộ còn tiếp tục xảy ra mưa lớn cục bộ; mưa lớn liên tiếp kéo dài, nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét là rất cao. Thực hiện Công điện số 03/CĐ-TWPCTT ngày 5/7/2020 của BCĐ Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT). Để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ đầu tư các công trình đang thi công xây dựng; Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình, Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp đã được nêu tại Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 26/9/2018 của UBND tỉnh về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh và tập trung một số nhiệm vụ sau:
1. Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, Nhân dân chủ động phòng tránh hiện tượng mưa lớn, sạt lở đất, lũ ống lũ quét có thể xảy ra trong những ngày tới.
2. Rà soát, hoàn thiện các phương án chỉ đạo, chỉ huy, huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả trong tình huống mưa lũ kéo dài, ngập úng, sạt lở đất, lũ quét trên diện rộng.
3. Chỉ đạo chính quyền cơ sở và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt khi mưa lớn, khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống nguy hiểm; xử lý vật cản gây tắc nghẽn dòng chảy để giảm nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ, lũ ống, lũ quét khi mưa lớn, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ trữ nước của các hộ dân.
4. Tổ chức kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ thuỷ điện nhỏ, công trình đang thi công, sửa chữa; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống.
5. Chỉ đạo rà soát, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản trong mùa mưa lũ; kiên quyết xử lý, ngăn chặn các khu vực khai thác khoáng sản trái phép phòng ngừa xảy ra sự cố sập hầm, sạt lở khi mưa lũ gây thiệt hại về người.
6. Chủ động triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; tuyên truyền, triển khai các biện pháp không để người dân vớt củi trên sông, suối khi mưa lũ; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
7. Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình và các cơ quan truyền thông địa phương đưa tin kịp thời diễn biến của thời tiết, thiên tai, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, bằng tiếng phổ thông và tiếng bản địa, bảo đảm thông tin đến được người dân tại các thôn, bản, để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
8. Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng rà soát phương án, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả mưa lũ khi có yêu cầu.
9. Các thành viên BCH PCTT&TKCN tỉnh được phân công phụ trách các địa bàn huyện, thành phố về công tác PCTT thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, các địa phương trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
10. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp tình hình, báo cáo về BCH PCTT&TKCN tỉnh qua Văn phòng thường trực (ĐT: 02189.852.309 hoặc 02183.897.650; email: thuyloihb@gmail.com) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và BCĐ Trung ương về PCTT.
11. BCH PCTT&TKCN tỉnh tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện; tổng hợp báo cáo theo quy định.
P.V (TH)
(HBĐT) - LLVT tỉnh đã khẳng định là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong ứng cứu khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ, là chỗ dựa tin cậy cho cấp ủy, chính quyền và Nhân dân. Qua đó, tô thắm thêm truyền thống, bản chất tốt đẹp "Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới.
(HBĐT) - Hòa Bình là địa phương có diện tích rừng lớn, phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố, nên ngay từ đầu mùa nắng nóng, tỉnh đã chủ động xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường tuyên truyền, vận động người dân, chủ rừng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCCR.
(HBĐT) - Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, làng nghề chế tác đã cảnh thôn Sỏi, xã Phú Thành (Lạc Thủy) cũng nảy sinh không ít tồn tại, bất cập, nhất là tình trạng ô nhiễm do bụi, tiếng ồn, việc sử dụng hóa chất là vấn đề khiến dân cư trên địa bàn trăn trở, bức xúc.
Hôm nay (2/7), ở Bắc Bộ có mưa rào và giông, khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong tháng 7/2020, nắng nóng còn xảy ra ở các tỉnh Bắc Bộ, tập trung ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhưng số ngày có nắng nóng không kéo dài như tháng 6/2020.
(HBĐT) - Những năm gần đây, tỉnh ta chịu ảnh hưởng nặng nề của các loại hình thiên tai, gây thiệt hại rất lớn về sản xuất, nhà ở, các công trình và cả con người. Do vậy, công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu.