(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại đang hoạt động, trong đó có 474 hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 114, ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập (đập có chiều cao từ 5 m trở lên, hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 50.000 m3 trở lên); 70 hồ chứa không thuộc phân loại hồ tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP. Trong 474 đập, hồ chứa nước cần thực hiện các quy định về an toàn đập, có 49 hồ lớn, 151 hồ đập loại vừa, 274 hồ, đập loại nhỏ.
Hồ Đầm Bài, xã Phú Minh (TP Hòa Bình) được tăng cường quản lý, bảo vệ nhằm phục vụ sản xuất.
Việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi luôn được đặc biệt coi trọng. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường, nâng cao tính chủ động trong quản lý về an toàn đập, hồ chứa, hiện UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT tham mưu xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý về an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh.
Theo Quy hoạch thủy lợi tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, tổng vốn đầu tư xây dựng các hạng mục công trình thủy lợi từ năm 2016 - 2030 là 9.692 tỷ đồng. Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2020 là 4.600 tỷ đồng, trong đó, cấp nước tưới cho nông nghiệp 4.538 tỷ đồng, gồm cải tạo, nâng cấp, xây mới công trình và cải tạo thủy lợi nhỏ, kiên cố hóa kênh mương; công trình tiêu úng 62 tỷ đồng. Giai đoạn 2021 - 2030 là 5.092 tỷ đồng, gồm cấp nước tưới cho nông nghiệp 4.902 tỷ đồng, công trình tiêu úng 190 tỷ đồng.
Đánh giá về mức độ an toàn hồ, đập hiện nay, đồng chí Trần Quốc Toản, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: Qua kiểm tra các công trình trước mùa mưa lũ năm 2020 cho thấy, hồ, đập được vận hành bình thường ở mức nước thiết kế là 352 công trình. Có 192 hồ, đập có một số tồn tại ở các hạng mục như thấm qua thân và nền đập, lún, nứt, sạt trượt mái dốc, xói lở thượng, hạ lưu, hư hỏng, xói lở tràn hoặc tràn không đảm bảo khả năng thoát lũ, rò rỉ cống lấy nước… cần khắc phục, sửa chữa.
Theo đó, trong 192 hồ chứa có hư hỏng, xuống cấp, cần phải có kế hoạch sửa chữa trong thời gian tới là 98 hồ, trong đó, 10 hồ chứa được đưa vào Dự án WB7; 40 hồ chứa đã đưa vào Dự án WB8; còn 48 hồ chứa xung yếu, có nguy cơ mất an toàn cao chưa có nguồn vốn sửa chữa, nâng cấp, với tổng kinh phí dự kiến 301.600 triệu đồng.
Để quản lý, vận hành đập, hồ chứa thủy lợi, hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ, tổng hợp báo cáo Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy lợi. Đến nay, trong tỉnh có trên 30 hồ chứa đã xây dựng quy trình vận hành, trong đó, 5 hồ chứa được UBND tỉnh phê duyệt (hồ Trọng, hồ Vưng huyện Tân Lạc; hồ Cạn Thượng, huyện Cao Phong; hồ Tày Măng, huyện Đà Bắc; hồ Khả, huyện Lạc Sơn), 26 hồ chứa được các chủ đầu tư xây dựng quy trình vận hành trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng. Các hồ chứa còn lại đang được chỉ đạo đôn đốc thực hiện xây dựng quy trình vận hành theo quy định.
Hiện, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình quản lý 207 hồ chứa lớn và vừa. Số hồ chứa còn lại được phân cấp cho cấp huyện quản lý, trực tiếp là các HTX, tổ hợp tác và UBND các xã vận hành khai thác. Thực tế cho thấy, năng lực quản lý khai thác công trình đối với địa phương còn bất cập. Tham mưu quản lý Nhà nước ở cấp huyện là phòng NN&PTNT, phòng Kinh tế thành phố, cán bộ có chuyên môn ngành thủy lợi còn thiếu. Quản lý trực tiếp là UBND các xã, thị trấn có công trình thủy lợi, thành phần tham gia quản lý, khai thác là các tổ chức, cá nhân (trưởng xóm), các tổ chức này đều chưa hợp pháp về tư cách và chưa đủ năng lực quản lý công trình theo quy định. Để dần khắc phục vấn đề này, tỉnh đang triển khai kiện toàn và thành lập các tổ chức thủy lợi cơ sở theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT.
Bên cạnh đó, những năm qua, công tác quản lý, vận hành đập, hồ chứa thủy điện được chú trọng. Ngoài thủy điện Hòa Bình, trên địa bàn tỉnh còn có 10 hồ chứa thủy điện nhỏ đã có đầy đủ quy trình vận hành theo quy định. Hàng năm, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra trước lũ về an toàn các công trình hồ thủy điện đã đưa vào vận hành, khai thác và các hồ thủy điện đang thi công. Qua đó, kịp thời nắm bắt tình hình và có những kiến nghị, đề xuất với UBND tỉnh, Bộ Công Thương trước mùa mưa lũ.
Thu Hiền
(HBĐT) - Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của gần 160 hộ dân xóm Kim Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) hiện đang bị đe dọa bởi ý thức của một số người dân địa phương trồng cấy nơi đầu nguồn nước, thiếu ý thức trong việc sử dụng, thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân xóm Kim Bắc, mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trên 400 hộ dân vùng Thung Rếch.
(HBĐT) - Tại Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021, cử tri trong tỉnh đã có nhiều câu hỏi chất vấn gửi đến lãnh đạo các sở, ngành và UBND tỉnh. Tại Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa XVI, UBND tỉnh đã có Báo cáo số 159/BC-UBND về kết quả giải quyết ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 12. Báo Hòa Bình đăng tải trả lời của UBND tỉnh về một số vấn đề cử tri quan tâm.
(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2 và mưa lớn kéo dài từ ngày 1 - 5/8, khu vực tỉnh Hòa Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Đặc biệt, tại huyện Đà Bắc lượng mưa đạt 312 mm, Mai Châu 265,1 mm, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) 212 mm, Cao Phong 223,8 mm…
(HBĐT) - Ngay từ đầu mùa mưa bão năm nay, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) đã xây dựng, triển khai nhiều giải pháp, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân, đảm bảo an toàn cao nhất cho đê điều.
(HBĐT) - Ngày 29/7, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1255/UBND-NNTN về tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức và kỹ năng về phòng chống thiên tai (PCTT); triển khai công tác PCTT 5 tháng cuối năm 2020.
(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Bắc Bộ nối với hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 2, từ ngày 1 - 4/8, khu vực tỉnh Hòa Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến từ 100 – 300 mm, huyện Đà Bắc 294,4 mm, huyện Mai Châu 262,3 mm, lượng mưa đo ở Trạm khí tượng TP Hòa Bình 262,3 mm.