(HBĐT) - Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là cụm từ bắt đầu được nhắc đến khá nhiều trong mấy năm trở lại đây. CMCN 4.0 tác động mạnh tới tất cả các lĩnh vực, làm thay đổi phương thức, lực lượng sản xuất. Đây là xu thế tất yếu và nước ta, tỉnh ta không thể đứng ngoài cuộc.


Thiết bị bay không người lái được sử dụng để phun trừ dịch hại ở xã Kim Bôi (Kim Bôi).

Tiếp cận và chủ động tham gia

Tỉnh đã thể hiện nỗ lực khởi động, tiếp cận CMCN 4.0. Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các kế hoạch, chương trình hành động thực hiện chỉ thị, nghị quyết của T.Ư. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu: Đến năm 2025, kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP; tập trung nâng cấp hạ tầng internet băng thông rộng tại các xã, phường, thị trấn; cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, tổ chức CT-XH; hoàn thành quy hoạch đồng bộ thành phố thông minh gắn với quy hoạch tỉnh. Đến năm 2030: Phủ sóng mạng di động 5G để mọi người dân được truy cập internet băng thông rộng với chi phí thấp; kinh tế số chiếm trên 30% GRDP; hình thành 1 đô thị thông minh theo quy hoạch tỉnh, kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong toàn quốc.

Các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đã được xác định, trọng tâm như tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng CNTT, phát triển hạ tầng kết nối số. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, công nghệ sinh học, điện tử phục vụ xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, du lịch thông minh, thành phố thông minh. Đẩy mạnh triển khai chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến... Đó là những định hướng quan trọng để tiếp cận và chủ động tham gia CMCN 4.0.

Từng bước ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất, đời sống

Thời gian qua, tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến về CMCN 4.0 bằng nhiều hình thức. Hạ tầng kỹ thuật của tỉnh hiện cơ bản đáp ứng yêu cầu quản trị, ứng dụng CNTT trong triển khai các phần mềm. 100% cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã có mạng nội bộ, kết nối internet băng thông rộng. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành dùng chung của tỉnh đã triển khai từ cấp tỉnh đến cấp xã, kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia. Chính quyền điện tử từng bước được hoàn thiện, tiến tới chính quyền số.

Phó Giám đốc Sở TT&TT Bùi Đức Nam cho biết: Cơ sở hạ tầng viễn thông của tỉnh được xây dựng khá đồng bộ, mạng truyền dẫn được quang hóa 100% đến các xã, phường, thị trấn. 99,5% xã có trạm thu phát sóng thông tin di động. Cổng dịch vụ công tỉnh đã vận hành từ ngày 1/7/2019, cung cấp 921 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Tính đến hết tháng 8/2020 đã tiếp nhận 4.629 hồ sơ (275 hồ sơ mức độ 4 và 4.353 hồ sơ mức độ 3). Truyền hình trực tuyến được triển khai rộng rãi góp phần tiết kiệm thời gian, kinh phí, đảm bảo thông tin nhanh, trung thực, chính xác. Dự án xây dựng hệ thống phòng họp không giấy tờ của UBND tỉnh dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2020. Cuối tháng 9/2020, tỉnh sẽ khai trương Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh…

Ứng dụng KH-CN trong lĩnh vực KT-XH được quan tâm, đẩy mạnh. Kinh tế số bước đầu hình thành trong các tổ chức, doanh nghiệp, lĩnh vực. Xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, dựa trên nền tảng công nghệ số và internet, tạo nhiều cơ hội việc làm có thu nhập cao, tiện ích...

Trong nông nghiệp, từng bước ứng dụng công nghệ vào sản xuất, bảo quản, tiêu thụ, hướng đến hình thành nền nông nghiệp hiện đại, chất lượng cao, có sức cạnh tranh. Nhiều địa phương, đơn vị, cá nhân đã ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động, CNTT như: Công nghệ tưới tự động, dán tem thông minh truy xuất nguồn gốc, phun trừ dịch hại bằng thiết bị bay không người lái… Nhân giống bằng nuôi cấy mô đã sản xuất thành công nhiều giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt như mía mô, sản xuất dược liệu quý... Tỉnh hỗ trợ phát triển các sản phẩm theo Chương trình OCOP, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu bảo hộ cho các nông sản đặc trưng, mở rộng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Đề tài "Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao (internet of things) vào sản xuất nông nghiệp thông minh” được đề xuất thực hiện.

Với lĩnh vực y tế, 100% bệnh viện triển khai phần mềm quản lý thông tin trong khám chữa bệnh và kết nối liên thông với hệ thống giám định khám chữa bệnh toàn quốc, rút ngắn thủ tục, từng bước cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân. Ngành GD&ĐT triển khai giáo dục các môn KH-CN, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông mới, giúp người học kết hợp thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Giám sát và xử lý vi phạm giao thông bằng giải pháp sử dụng hình ảnh trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) được đưa vào hoạt động. Lĩnh vực thông tin - truyền thông ứng dụng AI như đọc báo thay bạn...

Giám đốc Trung tâm CNTT (VNPT Hòa Bình) Phạm Văn Hùng cho biết: Trên cơ sở hợp tác giữa tỉnh và Tập đoàn VNPT, đơn vị phối hợp triển khai xây dựng chuỗi dự án Du lịch thông minh tỉnh Hòa Bình. Đơn vị còn phối hợp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chuyển đổi số như: Triển khai giải pháp quản lý trường học thông minh VNEdu; dịch vụ tiếp nhận thông tin của người dân qua tổng đài 1022 cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; phần mềm quản lý cuộc họp eCabinet…


Cẩm Lệ


Các tin khác


Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục