(HBĐT) - Ngày 22/2, UBND tỉnh ban hành Công điện khẩn số 01/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh điện gửi Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình về việc ứng phó, khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất do rét đậm, rét hại gây ra trên địa bàn tỉnh.


Người dân xã Thạch Yên (Cao Phong) che chắn chuồng trại bảo vệ đàn vật nuôi.

Theo đó, từ ngày 18/2/2022, các tỉnh Bắc Bộ nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng đã chịu đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất trong năm, nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, kèm thêm mưa lạnh nên đã tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe Nhân dân. Tính đến thời điểm 15h30’ ngày 21/2/2022, trên toàn tỉnh đã có 176 con trâu, bò, bê, nghé chết rét. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm ngày 22/2 không khí lạnh sẽ được tăng cường và có khả năng kéo dài đến ngày 24/2, Bắc Bô ̣trời rét hại nền nhiệt phổ biến từ 8 – 10 độ C vùng núi từ 3 - 6 độ C vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C. Thực hiện Công văn số 90/VPTT, ngày 16/2/2022 của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia về Phòng chống thiên tai (PCTT) về việc ứng phó rét đậm, rét hại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

 Để chủ động ứng phó với diễn biến của rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu các rủi ro do thiên tai gây ra, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung sau:

- Các địa phương: Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung Công văn số 17/BCH-VP, ngày 17/2/2022 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh về việc chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh; Công văn số 351/SNN-TTBVTV, ngày 17/2/2022 của Sở NN&PTNT  về việc chủ động các giải pháp ứng phó với rét đậm rét hại trong sản xuất nông nghiệp; Công văn số 2993/SNN-TS, ngày 9/11/2021 của Sở NN&PTNT về việc tăng cường chỉ đạo các biện pháp kỹ thuật phòng, chống rét cho thủy sản nuôi. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng, chống đói, rét; di chuyển gia súc chăn thả tự do về chuồng nuôi nhốt; hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Tham khảo tài liệu hướng dẫn, truyền thông trên trang thông tin điện tử của BCĐ quốc gia về PCTT (http://phongchongthientai.mard.gov.vn-/Pages/Ret-hai-suong-muoi.aspx). Chỉ đạo, tổ chức các đoàn công tác, bố trí cán bộ chuyên môn xuống các thôn, bản kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống rét cho người, vật nuôi, cây trồng; hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm của người dân địa phương. Chủ động các giải pháp ứng phó với rét đậm, rét hại trong sản xuất nông nghiệp, ngừng cấy trong những ngày rét đậm, rét hại chủ động che phủ để phòng tránh rét cho mạ, giống cây trồng; chuẩn bị thêm lượng giống dự phòng để gieo cấy bổ sung. Chủ động bố trí ngân sách địa phương, triển khai các lực lượng đặc biệt là lực lượng xung kích cấp xã, hỗ trợ vật tư, kinh phí để giúp nhân dân nhất là gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc, các hộ nghèo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt hại như: gia cố, che chắn vệ sinh chuồng trại; di chuyển, tập trung các đàn đại gia súc chăn thả tự do đến nơi tránh rét; chuẩn bị, dự trữ thức ăn, vắc xin phòng bệnh, khôi phục sản xuất… Tổ chức thống kê thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, thủy sản do ảnh hưởng của giá rét để kịp thời hỗ trợ cho người sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐCP, ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

- Các thành viên BCH PCTT&TKCN tỉnh chủ động trong việc kiểm tra, đôn đốc các địa phương ứng phó với diễn biến của rét đậm rét hại.

- Sở NN&PTNT tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật cho các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản, sẵn sàng khôi phục sản xuất, chăn nuôi.

- Đài PT-TH tỉnh phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh thường xuyên cập nhật diễn biến của thời tiết, tăng thời lượng phát sóng các bản tin thời tiết, hướng dẫn người dân phòng, chống rét đậm rét hại. Trực ban nghiêm túc thường xuyên báo cáo về BCH PCTT&TKCN tỉnh qua Văn phòng thường trực (SĐT: 02183.852.309 hoặc 2183.897.650; email: thuyloihb@gmail.com), trước 15h30 hàng ngày và ngay khi có tình huống đột xuất để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và BCĐ Quốc gia về PCTT theo quy định.

P.V (TH)


Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục