(HBĐT) - Theo tổng hợp của các địa phương, đơn vị, trên địa bàn tỉnh hiện còn nhiều trọng điểm về thiên tai.
Trong đó các điểm xung yếu bao gồm: 7 vị trí đê điều xung yếu; 65 hồ chứa thủy lợi có nguy cơ mất an toàn hoặc xả lũ ảnh hưởng lớn đến vùng hạ du, nhất là đối với các hồ đang thi công; 11 hồ chứa thủy điện có nguy cơ mất an toàn hoặc xả lũ ảnh hưởng lớn đến vùng hạ du, nhất là đối với các hồ đang thi công; 14 công trình chống úng, hạn; 11 công trình chống sạt lở, sụt lún đất; 3 công trình phòng chống lũ quét; 2 nhà kết hợp sơ tán dân; 14 khu vực tỉnh lộ nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt sâu, chia cắt khi xảy ra mưa lũ.
Đoạn quốc lộ 6 trên địa bàn phường Trung Minh (TP Hòa Bình) có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa bão.
Ngoài ra, có 4 bến cảng, khu neo đậu tàu thuyền nguy cơ mất an toàn khi bão đổ bộ; 9 hệ thống lưới điện nguy cơ bị sự cố khi xảy ra thiên tai; 5 hầm mỏ có nguy cơ sự cố sạt lở khi mưa lũ lớn; 7 công trình tháp cao nguy cơ mất an toàn khi bão đổ bộ; 28 công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai; 2 khu công nghiệp; 12 khu nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp giá trị cao.
Hầu hết, các điểm xung yếu đã xây dựng phương án ứng phó thiên tai hàng năm nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và người dân xung quanh. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan chỉ đạo ứng phó thiên tai tại các điểm xung yếu nhằm nâng hiệu quả, kịp thời trong mùa mưa lũ năm 2022.
H.N
(HBĐT) - Ngày 11/5, UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 02/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
(HBĐT) - Sáng 11/5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai (PCTT) tổ chức họp báo công bố kết quả đánh giá công tác PCTT cấp tỉnh theo Bộ chỉ số năm 2021. Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối với các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp. Dự họp báo tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành liên quan.
(HBĐT) - Từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra các loại hình thiên tai: Dông lốc, mưa lớn cục bộ, rét đậm, rét hại gây mưa vừa, mưa to, dẫn đến thiệt hại trên địa bàn 10 huyện, thành phố.
(HBĐT) - Năm 2015, xã Mai Hạ (Mai Châu) về đích nông thôn mới (NTM). Năm 2021, xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. Để đạt được kết quả trên, xã luôn đặt công tác bảo vệ môi trường (BVMT) (tiêu chí số 17) lên hàng đầu và thực hiện thường xuyên, liên tục.
(HBĐT) - Dự án "Nhà vệ sinh thông minh” do nhóm học sinh trong câu lạc bộ (CLB) Lập trình và Stem trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) nghiên cứu, phát minh hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến sẽ triển khai lắp đặt ngay tại trường học. Việc nghiên cứu, triển khai đưa dự án "Nhà vệ sinh thông minh” vào các trường học sẽ góp phần cải thiện môi trường, chất lượng nhà vệ sinh học đường.
(HBĐT) - Tháng 6/2020, trên địa bàn xã Thu Phong (Cao Phong) đã xảy ra dông lốc gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Khi mùa mưa bão đang cận kề, chính quyền và người dân nơi đây đề cao cảnh giác, chủ động các giải pháp để phòng tránh thiên tai, nhất là dông lốc.