Ngày 4/7, một vệ tinh có kích thước bằng chiếc lò vi sóng đã thành công thoát khỏi quỹ đạo quanh Trái đất và di chuyển hướng về phía Mặt trăng. Đây là bước đi mới nhất trong tham vọng đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).


Tên lửa đẩy Electron của công ty Rocket Lab rời bệ phóng tại bán đảo Mahia (New Zealand), mang theo vệ tinh Capstone của NASA vào vũ trụ. (Ảnh: Rocket Lab)

Vệ tinh Capstone được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Electron của công ty Rocket Lab. Sau khi rời bệ phóng tại bán đảo Mahia (New Zealand) một tuần trước đây, dự kiến vệ tinh sẽ mất khoảng 4 tháng để tiếp cận Mặt trăng, do chỉ sử dụng mức năng lượng tối thiểu trong quá trình di chuyển.

Nhà sáng lập Rocket Lab, ông Peter Beck, cho biết, công ty đã dành 2 năm rưỡi để hoàn tất công tác chuẩn bị cho dự án. Với mức chi phí tương đối thấp, vào khoảng 32,7 triệu USD, việc phóng thành công vệ tinh với sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng lần này đã đánh dấu sự khởi đầu một kỷ nguyên mới cho hoạt động khám phá vũ trụ của nhân loại.

"Chỉ với vài chục triệu USD, giờ đã có một tên lửa và một tàu vũ trụ có thể đưa bạn lên Mặt trăng, tới các tiểu hành tinh, tới sao Kim, sao Hỏa. Đó là một khả năng điên rồ chưa từng tồn tại trước đây”, ông Beck cho hay.

Nếu phần còn lại của sứ mệnh này thành công, vệ tinh Capstone sẽ truyền thông tin quan trọng về trong vài tháng tới với tư cách là vệ tinh đầu tiên đi lên quỹ đạo mới quanh Mặt trăng, còn được gọi là "quỹ đạo vầng hào quang cận tuyến tính”.

Về tương lai lâu dài, NASA có kế hoạch đưa một trạm vũ trụ có tên là Gateway lên quỹ đạo nói trên, để từ đó các phi hành gia có thể đáp xuống bề mặt của Mặt trăng như một phần của chương trình Artemis.

Ông Beck cho biết, lợi thế của quỹ đạo mới là giảm tiêu hao nhiên liệu và cho phép vệ tinh - hoặc trạm vũ trụ - giữ liên lạc thường xuyên với Trái đất.

Trước đó, ngày 28/6, tàu vũ trụ Photon mang theo vệ tinh Capstone được phóng lên bằng tên lửa đẩy Electron của công ty Rocket Lab. Trong hành trình kéo dài 6 ngày, các động cơ của tàu Photon hoạt động theo chu kỳ để nâng quỹ đạo của vệ tinh ngày càng rời xa Trái đất.

Ngày 4/7, động cơ đẩy cuối cùng được khai hỏa, giúp tàu vũ trụ Photon thoát khỏi lực hút của Trái đất và mang theo vệ tinh Capstone (nặng 25kg) thẳng hướng Mặt trăng. Theo kế hoạch, Capstone sẽ sử dụng một lượng nhỏ nhiên liệu để thực hiện một số hiệu chỉnh lộ trình cần thiết trước khi tiếp cận quỹ đạo mới quanh Mặt trăng vào ngày 13/11.

Để thực hiện sứ mệnh này, NASA đã hợp tác với hai công ty thương mại: Rocket Lab có trụ sở tại California và Advanced Space, đơn vị sở hữu và vận hành vệ tinh Capstone có trụ sở tại Colorado.

                                                                              Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục