(HBĐT) - Những năm qua, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã tác động tiêu cực đến sự phát triển KT-XH và đời sống của người dân trong tỉnh. BĐKH được thể hiện qua nhiều khía cạnh, trong đó điển hình là sự xuất hiện ngày càng tăng về tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, như hiện tượng rét đậm, rét hại gây băng tuyết; nắng nóng thất thường; mưa lớn kéo dài gây lũ lịch sử, sạt lở đất nghiêm trọng. Những năm trở lại đây, Hòa Bình là một trong những tỉnh thường xuyên chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra.


Tình trạng sạt lở đất thường xuyên xảy ra trong mùa mưa, bão là một trong những tác động điển hình do biến đổi khí hậu gây ra trên địa bàn tỉnh. Ảnh chụp tại xã Hiền Lương (Đà Bắc).

Giảm dần thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, đó là một trong những mục tiêu quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của BCH Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên (QLTN) và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, đây là chỉ tiêu khó đạt đối với tỉnh ta. Nguyên nhân là do thiên tai xảy ra bất thường, mưa lớn kéo dài gây lũ lớn, sạt lở đất nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Từ năm 2013 - 2020, tình hình thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, không theo quy luật nên thiệt hại về người và tài sản có năm tăng, năm giảm. Đặc biệt năm 2017 - 2018, thiên tai xảy ra đặc biệt nghiêm trọng, riêng năm 2017, toàn tỉnh có 42 người chết và mất tích, 15 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 2.838 tỷ đồng; năm 2018 có 2 người chết, 5 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 1.433 tỷ đồng. Trong 2 năm 2019 - 2020, thiệt hại do thiên tai gây ra là không nhỏ, toàn tỉnh có 8 người chết, 4 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 950 tỷ đồng.

Trước những tác động tiêu cực đó, những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện các giải pháp để ứng phó với BĐKH. Trong đó, các địa phương đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH; thực hành và chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về nông nghiệp thông minh; tăng cường kiến thức, nâng cao năng lực thích ứng, bảo đảm sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai; thực hiện tốt trong chuẩn bị các phương án, điều kiện phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai bằng việc phê duyệt, ban hành các văn bản, chương trình, dự án, kế hoạch; chủ động di dời, sắp xếp lại các điểm dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của lũ lụt, bão và những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất...

Ngoài ra, từ năm 2013 đến nay, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Hằng năm, thực hiện rà soát, hỗ trợ di dời dân ra khỏi các vùng có nguy cơ cao sạt lở bờ sông, sạt lở núi, lũ quét và các nguy cơ thiên tai khác; đầu tư, bảo đảm an toàn các hồ chứa nước; phát triển thủy lợi, nâng cao khả năng tưới, tiêu nước cho các vùng thường xuyên bị hạn hán, úng ngập nặng.

Tuy nhiên, công tác phòng chống BĐKH hiện vẫn còn những hạn chế, yếu kém, như: năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai, giám sát BĐKH chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai chủ yếu tập trung vào ứng phó và khắc phục hậu quả mà chưa chú trọng đúng mức đến chủ động phòng ngừa. Bên cạnh đó, công tác rà soát, quy hoạch lại dân cư bảo đảm vị trí cư trú an toàn trước rủi ro thiên tai còn gặp hạn chế, thiếu cơ chế chính sách để thực hiện đồng bộ trong toàn tỉnh nhằm hạn chế thiệt hại tối đa về người và tài sản trong mùa mưa bão.

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của BCH Trung ương khóa XI trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tỉnh đã chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm. Trong đó nhấn mạnh, việc QLTN và BVMT tốt không thể thiếu để ứng phó với BĐKH hiệu quả tại mỗi địa phương, khu vực. Việc từng bước tăng cường QLTN và BVMT hiệu quả sẽ tạo ra tiền đề cho việc chủ động ứng phó với BĐKH một cách bền vững. Nếu QLTN và BVMT không tốt thì tính chủ động ứng phó với BĐKH chỉ là tức thời, không bảo đảm tính an toàn ở tương lai. Vì vậy, việc ứng phó với BĐKH phải luôn song hành, không được tách rời với QLTN và BVMT hiệu quả - đây cũng chính là yếu tố liên ngành của vấn đề BĐKH. 


Viết Đào

Các tin khác


Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành áp thấp trên khu vực Cao Bằng, Lạng Sơn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tối 18/7, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 1) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn.

Ứng phó với bão số 1: Bão trên đất liền, Bắc Bộ chuẩn bị đón mưa lớn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ trưa 18/7, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 22,3 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 10.

Các địa phương đảm bảo an toàn về người và tàu thuyền

Sáng 18/7, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai họp ứng phó với bão số 1. Phó Cục trưởng Cục quản lý đề điều và phòng, chống thiên tai, Phó Chánh Văn phòng, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến chủ trì cuộc họp.

Ứng phó từ sớm, từ xa, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai

(HBĐT) - Từ thực tế tình hình diễn biến thời tiết 6 tháng đầu năm và căn cứ công tác dự báo, tỉnh xác định trong thời gian tới, công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) sẽ rất phức tạp, đòi hỏi trách nhiệm, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Các địa phương cần chủ động, nâng cao năng lực công tác theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai để làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai một cách chủ động, từ sớm, từ xa.

Dấu ấn Chương trình 1 triệu sáng kiến

(HBĐT) - Chương trình "1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” (Chương trình 1 triệu sáng kiến) do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động đã lan tỏa và nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp Công đoàn trong tỉnh. Thông qua chương trình đã khơi dậy sự sáng tạo, tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).

Thời tiết ngày 18/7: Bão số 1 tiến sát Móng Cái (Quảng Ninh)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 4 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Bắc của vịnh Bắc Bộ, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 140 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (khoảng 89-117 km/giờ), giật cấp 14.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục