Theo kết quả rà soát của Sở NN&PTNT trước mùa mưa bão năm 2024, trên địa bàn tỉnh có khoảng 135 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao với khoảng 6.000 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng.


Ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn xóm Má 2, xã Bắc Phong (Cao Phong) xuất hiện điểm sạt lở mới. Đất, đá đổ xuống gần một số ngôi nhà xây dựng kiên cố.

Tuy nhiên những ngày qua, bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra thiệt hại nặng nề, đe dọa nghiêm trọng đến mức độ an toàn của các khu dân cư, nhất là khu vực gần đồi núi với nguy cơ rất cao sạt lở đất và đá lăn. Trước diễn biến thiên tai đặc biệt nguy hiểm, vấn đề cấp thiết là phải rà soát, đánh giá lại mức độ an toàn của các khu dân cư gần đồi núi. Từ đó có phương án ổn định dân cư phù hợp để đảm bảo an toàn cho người và tài sản trước sự khó lường của thiên tai.

Nơm nớp nỗi lo sạt lở

Đêm 8/9, tại xóm Rớm Khánh, xã Thạch Yên (Cao Phong), đất trên quả đồi gần nhà do "ngậm” no nước đã sạt lở khối lượng khá lớn xuống căn nhà nhỏ của gia đình ông Bùi Văn Toản. Rất may trước đó, đồ đạc có giá trị đã được chuyển ra khỏi nhà nên giảm bớt thiệt hại về tài sản và không có thương vong. Cách đó không xa, nhà em gái ông Toản cũng có nguy cơ sạt lở cao nên chính quyền xã Thạch Yên đã khẩn cấp huy động lực lượng hỗ trợ gia đình di chuyển đến nơi an toàn.

Tại xóm Dạnh, xã Đông Bắc (Kim Bôi), từ ngày 6/9, bão số 3 ập đến kèm theo gió giật, mưa rất to và kéo dài khiến người dân nơm nớp lo sợ, nhất là các hộ dựng nhà ở gần khu vực chân núi như hộ anh Bùi Văn Xuân. "Nhà chúng tôi ở gần đồi và có nhiều cây to, những ngày mưa bão vừa qua chúng tôi sợ không dám ở nhà. Sợ nhất là sạt lở lúc nào không biết…” - Sinh sống ở đây bao nhiêu năm, chưa bao giờ anh Bùi Văn Xuân lo sợ đến thế!

Chủ tịch UBND xã Đông BắcBùi Mạnh Hùng trăn trở: Bao đời nay, nhân dân dựng nhà và sinh sống chủ yếu ở ven chân núi, chân đồi. Mùa mưa bão hàng năm không ảnh hưởng nhiều, cuộc sống vẫn bình yên. Cơn bão số 3 năm nay quá khốc liệt. Chưa bao giờ chúng tôi lo sạt lở đến thế này! Mưa to, liên tục và dài ngày khiến độ ẩm đất bị bão hòa. Hiện, lượng đất chứa nước quá nhiều nên chúng tôi lo lắm! Nguy cơ sạt lở treo lơ lửng trên các khu vực ven đồi núi, thậm chí đáng báo động đối với gần chục hộ dân.

Đó cũng là nỗi lo sợ chung của hàng nghìn hộ dân sinh sống tại các khu vực dân cư có nguy cơ thiên tai cao. Theo rà soát của Sở NN&PTNT, trên địa bàn tỉnh có 135 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao với khoảng 6.000 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng. Con số này được dự báo gia tăng thời gian tới do ảnh hưởng của bão số 3.

Sau bão, cần đánh giá lại mức độ an toàn của các khu dân cư

Trên toàn tỉnh, trong và sau bão số 3, nguy cơ sạt lở đất, đá lăn tăng mạnh tại nhiều địa bàn, nhất là các khu vực gần đồi núi, đặc biệt nguy hiểm đối với các khu vực có dân cư. Trước khi chịu ảnh hưởng từ cơn bão lịch sử, toàn tỉnh đã thực hiện rà soát, đánh giá, xác định các khu vực xung yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai để xây dựng phương án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư theo Quyết định số 590/QĐ-TTg, ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030.

Theo đó, xác định có 135 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao với khoảng 6.000 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng. Trong đó, khu vực nguy cơ cao về sạt lở đất, đá lăn có 85 điểm với 3.376 hộ; khu vực nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ ống, lũ quét có 13 điểm với 157 hộ bị ảnh hưởng... Trong 85 điểm dân cư có nguy cơ cao về sạt lở đất, đá lăn thì huyện Đà Bắc có 15 điểm với 757 hộ bị ảnh hưởng; huyện Mai Châu 15 điểm với 713 hộ; huyện Tân Lạc 8 điểm với 408 hộ; thành phố Hòa Bình 11 điểm với 658 hộ; huyện Cao Phong 10 điểm với 215 hộ; huyện Kim Bôi 9 điểm 200 hộ; huyện Lương Sơn 5 điểm 133 hộ; huyện Yên Thủy 5 điểm 110 hộ; huyện Lạc Sơn 6 điểm 150 hộ; huyện Lạc Thuỷ 1 điểm với 32 hộ. Tại hầu hết các điểm xung yếu, địa phương đã xây dựng phương án ứng phó thiên tai hàng năm nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và người dân xung quanh.

Tuy nhiên trên thực tế, do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu sau bão, trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to khiến nhiều nơi xuất hiện sạt lở hoặc tăng mạnh nguy cơ sạt lở. Ứng phó với các tình huống khẩn cấp, các địa phương đã di dời hàng nghìn hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Về nhà ở, có hàng trăm ngôi nhà bị hư hỏng do nứt tường nhà, sụt lún. Đặc biệt đau xót, tính đến chiều 12/9 đã xảy ra 2 vụ sạt lở đất khiến 6 người thiệt mạng…

Căn cứ thực tế tình hình thiên tai những ngày qua và dự báo các nguy cơ khó lường, cơ quan chức năng đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng nguy cơ sạt lở đất, đá lăn tại nhiều địa bàn, đặc biệt tại các vùng có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn và chia cắt phức tạp. Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Chính phủ về công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3, lãnh đạo tỉnh đã báo cáo tình hình và đề nghị Chính phủ xem xét, hỗ trợ công tác sơ tán, di dân, ổn định và sắp xếp dân cư tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai; xem xét, hỗ trợ tỉnh trong công tác lắp đặt các trạm cảnh báo thiên tai, sạt lở tại các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai... nhằm giảm bớt nguy hiểm, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân.

Ghi nhận những ngày qua, công tác ứng phó bão số 3 và khắc phục hậu quả thiên tai đã được toàn tỉnh triển khai quyết liệt, đồng bộ. Với ưu tiên hàng đầu là bảo đảm an toàn tính mạng người dân, các đơn vị, địa phương đã chú trọng rà soát, chủ động sơ tán, di dời dân cư khỏi khu vực có nguy cơ cao về thiên tai. Cùng với đó, tích cực huy động lực lượng tham gia hỗ trợ người dân khôi phục nhà cửa và sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt. Tuy nhiên, về lâu dài cần tổ chức các đợt rà soát, đánh giá lại mức độ an toàn của các khu vực dân cư; có phương án xử lý một cách bền vững các điểm có nguy cơ sạt lở trong khu dân cư, đặc biệt là các khu dân cư gần đồi núi. Đây sẽ là những cơ sở dữ liệu quan trọng để từng địa phương cũng như toàn tỉnh rà soát lại công tác phòng chống thiên tai trong những năm tiếp theo, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, hướng tới mục tiêu ổn định đời sống cho Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

Khánh An

Các tin khác


Nỗ lực cấp điện cho gần 500.000 khách hàng còn lại

Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đến sáng ngày 13/9 đã khôi phục vận hành được 1.499/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão.

Thời tiết ngày 13/9: Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa dông, lũ trên các sông xuống dần

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 13/9, ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, với lượng mưa phổ biến 40-80 mm, cục bộ có nơi trên 120 mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).

Lũ trên các sông đang tiếp tục xuống

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống dưới mức báo động 2; sông Lô tại Tuyên Quang xuống mức báo động 1 và Vụ Quang sẽ xuống trên mức báo động 1.

Điều tiết công suất phát điện của nhà máy thuỷ điện Hòa Bình để giảm lũ cho hệ thống sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan điều tiết công suất phát điện của nhà máy thuỷ điện Hòa Bình để ưu tiên điều tiết giảm lũ cho hệ thống sông Hồng.

9 người thương vong và nhiều thiệt hại tài sản do bão số 3 và hoàn lưu sau bão

Theo báo cáo nhanh của Sở NN&PTNT tỉnh Hoà Bình, tính đến 15h ngày 12/9, ảnh hưởng bão số 3 và hoàn lưu sau bão, trên địa bàn tỉnh có 7 người chết, 2 người bị thương; hàng nghìn ha hoa màu và nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi bị hư hỏng nặng. 

Quận Long Biên (Hà Nội) di dời 1.055 người dân ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân trong đợt mưa bão số 3, đặc biệt ứng phó lũ trên sông Hồng, sông Đuống, tính đến 6 giờ sáng ngày 12/9, UBND quận Long Biên, Hà Nội đã tổ chức di dời được 1.055 người ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục