Ứng phó với nước biển dâng là một nhiệm vụ quan trọng trong việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu và cần được hoạch định trong một chiến lược đồng bộ cấp quốc gia và quốc tế. Về phương diện địa chất thủy văn và địa kỹ thuật, những ngành khoa học có liên quan chặt chẽ với đất, nước, đâu là biện pháp để đóng góp vào cuộc chiến ứng phó này? Theo ông Võ Công Nghiệp, Hội Ðịa chất thủy văn (Tổng hội Ðịa chất Việt Nam), tiếp tục mở rộng và thúc đẩy nhanh các công trình lấn biển là một trong những giải pháp cần thiết và quan trọng ứng phó với nguy cơ ngập mặn lãnh thổ.

Người lấn biển đừng cản trở sông lấn biển


Theo nhà khoa học Võ Công Nghiệp, củng cố và tăng cường hệ thống đê bao, đối phó sự xâm thực ven bờ, chống xâm nhập mặn vào đất liền là những biện pháp cần thiết ứng phó với nước biển dâng. Mục tiêu chung là đến năm 2020 sẽ hoàn thành hệ thống đê biển kiên cố trong toàn quốc, đủ sức chống đỡ với bão cấp 12. Ði đôi là bê-tông hóa sườn dốc, xây tường biển, kè chắn sóng, kè hướng luồng ở những đoạn trọng yếu, tiếp tục mở rộng trồng rừng ngập mặn, phục hồi và nuôi trồng mới san hô. Phải ngăn chặn sự hạ thấp mực nước ngầm và sụt lún mặt đất, xây dựng hệ thống công trình bổ cấp nhân tạo nước dưới đất chống nguy cơ nhiễm mặn nước ngầm, đồng thời hoàn thiện và mở rộng mạng lưới quan trắc động thái nước dưới đất và sụt lún mặt đất.


Tuy nhiên các biện pháp nêu trên xét cho cùng vẫn là sự phòng thủ bị động. Có một cách chủ động hơn là chính con người phải chủ động lấn biển. Mặt khác bên cạnh những công trình lấn biển nhân tạo, chính thiên nhiên có khi cũng là trợ giúp đắc lực thực hiện công cuộc mở rộng đất đai bằng cách đưa phù sa vào các con sông cho chuyển về hạ lưu để bồi đắp cho những đồng bằng châu thổ. Trong đó trước hết phải kể đến sông Hồng và sông Mê Công mỗi năm mở rộng đất đai ở vùng cửa sông ra hàng trăm mét vuông.


Vì vậy trong khi xây dựng các công trình lấn biển, quan trọng là phải chú ý đừng cản trở các con sông thực hiện chức năng lấn biển tự nhiên của chúng.


Tốc độ lấn biển phải kịp vượt lên trước khi nước biển tràn tới


Là một đô thị nằm ở cực Nam Trung Bộ, được thiên nhiên ưu đãi nguồn lợi từ biển, La Gi trở thành một trong những ngư trường lớn của Bình Thuận đã vực dậy cuộc sống của đa số người dân nơi đây. Giai đoạn 1 xây dựng Cảng được khởi công từ năm 1995, hơn 600 m đê bên bờ biển Tân Long được hình thành. Giai đoạn hai xây dựng Cảng cá với hơn 52 tỷ đồng. Chỉ trong vòng ba năm, khu lấn biển trên diện tích 6,8 ha đã có 12 hạng mục hoàn tất.


Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) Võ Xuân Huyện cho biết: Dân số ngày càng đông nhưng diện tích đất lại dần bị thu hẹp do bão qua và cuốn đi. Vì vậy, huyện luôn có chủ trương khuyến khích các hộ dân trên địa bàn lấn biển, một phần chống sạt lở, phần khác mở rộng được diện tích cho huyện đảo... Ðến nay có một số hộ đang lấn biển thành công ở huyện đảo này. Và gần đây tỉnh Kiên Giang vừa hoàn thành công trình lấn biển ra vịnh Rạch Giá 420 ha và đang xây dựng cơ sở hạ tầng để thành lập ba phường mới thuộc thành phố Rạch Giá trên diện tích được mở rộng này. Những công trình như vậy thật sự có ý nghĩa đối với công cuộc ứng phó với nước biển dâng, và cần được nhân rộng ra những nơi khác với tốc độ nhanh để kịp vượt lên trước khi nước biển tràn tới.
 
 
 
                                                                                  Theo ND

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục